An ninh lương thực đặt lên hàng đầu

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/3/2020 | 9:08:02 AM

“Về tốc độ xuất khẩu gạo, chúng ta vẫn cần có các giải pháp kiểm soát nhất định. Trong lúc dịch bệnh này thì vấn đề bảo đảm an ninh lương thực phải được đặt lên hàng đầu”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nêu ý kiến.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh.

Tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới

Chiều 25/3, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về kiểm tra, đánh giá nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo. Thủ tướng Chính phủ  lưu ý Bộ Công Thương và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu vừa qua.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí xoay quanh việc xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực trong thời gian dịch bệnh COVID-19 hiện nay.

- Ngày 24/3, Tổng cục Hải quan có văn bản yêu cầu tạm dừng xuất khẩu gạo, ngay sau đó Bộ Công Thương có văn bản đề nghị Thủ tướng cho hoãn quyết định này. Trong khi đó, chính Bộ Công Thương là cơ quan tham mưu Chính phủ việc dừng xuất khẩu gạo. Xin Thứ trưởng giải thích rõ hơn về vấn đề này?

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Những tháng đầu năm nay, dịch COVID-19 đã và đang gây ra những ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Nhu cầu với một số mặt hàng thiết yếu nhu yếu phẩm, trong đó có gạo đang tăng rất nhanh và đã bắt đầu xuất hiện nhu cầu tăng dự trữ lương thực để bảo đảm cuộc sống cho người dân. Giá cả trên thị trường thế giới biến động mạnh.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo đạt 928.798 tấn, tăng 31,7%. Tại một số thị trường, lượng xuất khẩu tăng rất mạnh như Malaysia tăng 149%, Trung Quốc tăng 595%... Đây là nguyên nhân chính khiến giá thóc, gạo trong nước cũng biến động mạnh, tăng khoảng 20 - 25% tùy theo chủng loại. Trong điều kiện xâm nhập mặn vẫn đang diễn ra hết sức gay gắt, ảnh hưởng tới hàng chục nghìn ha trồng lúa tại đồng bằng sông Cửu Long, nếu xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng với tốc độ như 2 tháng vừa qua, Việt Nam sẽ đứng trước rủi ro thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước.

Vì vậy chúng tôi đề xuất với Thủ tướng Chính phủ 2 phương án, gồm tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo hoặc xem xét cấp giấy phép xuất khẩu gạo. Sau khi xem xét, lắng nghe ý kiến các bộ ngành, Chính phủ quyết định tạm giãn tiến độ xuất khẩu đến cuối tháng 5/2019.

Tuy nhiên, ngay sau đó chúng tôi nhận được ý kiến một số doanh nghiệp, địa phương nói có "độ vênh” giữa số liệu Bộ Công Thương có được với số liệu thực tế họ có. Do vậy, Bộ Công Thương ngay lập tức báo cáo lại Thủ tướng vào chiều ngày hôm qua (24/3) cho phép kiểm tra lại số lượng tồn kho trong dân, số lượng tồn kho ở các doanh nghiệp, hợp đồng đã ký kết… sau đó mới quyết định có nên ngừng xuất khẩu hay không.

- Vì sao xuất hiện "độ vênh” như vậy thưa Thứ trưởng? Liệu đây có phải do sự phối hợp của các bộ, ngành chưa được tốt dẫn đến không nhất quán trong việc báo cáo lên Chính phủ?

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ dựa vào số liệu Bộ nắm được từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ Tổng cục Hải quan, các hiệp hội… vì chúng tôi không có công cụ điều hành trực tiếp về sản lượng sản xuất gạo.

Trước đây lượng gạo sản xuất, lượng gạo ký hợp đồng hay gạo tồn kho Bộ Công Thương nắm rất chắc. Tuy nhiên, sau khi có Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo thì chúng tôi không còn công cụ quản lý số liệu này nữa, tự do hóa hoàn toàn. Doanh nghiệp không phải đăng ký hợp đồng, thông báo số liệu tồn kho nữa nên xuất hiện "độ vênh” số liệu nêu trên.

- Bộ Công Thương sẽ có những kịch bản cụ thể như thế nào trong tình huống xấu nhất có thể xảy ra, ví dụ như dịch bệnh kéo dài, thiên tai hoành hành, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Chúng tôi đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo hướng kiểm tra lại số liệu và khắc phục nếu như số liệu có độ vênh nhất định so với số liệu của các tỉnh cũng như các doanh nghiệp phản ánh. Về các kịch bản, Bộ Công Thương cũng đã tính toán.

Thứ nhất, trong điều kiện dịch bệnh kéo dài, chúng ta đã có dự trữ quốc gia.

Thứ hai, Nghị định 107/2018/NĐ-CP yêu cầu các doanh nghiệp phải dự trữ lưu thông 5% lượng xuất khẩu trước đó, nếu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc thì chúng ta có một lượng dự trữ nữa trong các doanh nghiệp.

Thứ ba, Bộ Công Thương đã chuẩn bị tất cả các kịch bản về lưu thông, phân phối hàng hoá để không xảy ra việc thiếu gạo cục bộ ở bất kỳ địa phương, khu vực nào.

Thứ tư, các vụ lúa gieo trồng cũng tương đối nhanh. Trong thời gian ngắn chúng ta có thể phục hồi sản xuất và đáp ứng nhu cầu trong nước.

Xuất phát từ tất cả những yếu tố đó, chúng tôi cho rằng trong điều kiện dịch bệnh còn kéo dài, chúng ta vẫn có khả năng bảo đảm an ninh lương thực cho quốc gia.

Tuy nhiên, về tốc độ xuất khẩu, chúng ta vẫn cần có các giải pháp kiểm soát nhất định. Nếu như tiếp tục xuất khẩu với tốc độ như 2 tháng đầu năm, như tôi đã nói, chúng ta sẽ đứng trước rủi ro thiếu gạo. Trong lúc dịch bệnh này thì vấn đề bảo đảm an ninh lương thực phải được đặt lên hàng đầu.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng!

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Toàn cảnh cuộc gặp mặt báo chí.

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam công bố thông tin về "Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024" lần đầu tiên được tổ chức trong phạm vi cả nước; trong đó, cao điểm các sự kiện sẽ diễn ra chính thức từ ngày 29/3 đến 29/4.

Giá xăng tăng từ chiều nay 28/3.

Từ 15h hôm nay 28/3, giá xăng E5 RON92 tăng 406 đồng/lít, xăng RON95 tăng 532 đồng/lít, trong khi đó các mặt hàng dầu tăng, giảm tùy loại.

Người dân huyện Yên Bình chuyển hướng nuôi trồng các loại cá da trơn, cá đặc sản chất lượng cao.

Những năm qua, huyện Yên Bình chú trọng tập trung đổi mới sản xuất theo hướng hàng hóa chất lượng cao, chủ động xây dựng các liên kết theo chuỗi giá trị. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Người dân tìm hiểu mua vàng tại cửa hàng ở Hà Nội.

Sáng nay (28/3), giá vàng SJC tiến sát mốc 81 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tròn ở mức 70 triệu đồng/lượng. Doanh nghiệp vàng có xu hướng tăng mạnh giá mua vào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục