Thủ tướng đồng ý xuất khẩu gạo trở lại nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực

  • Cập nhật: Thứ bảy, 11/4/2020 | 9:42:54 AM

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn.

Thủ tướng đồng ý xuất khẩu gạo trở lại nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực - Ảnh minh họa
Thủ tướng đồng ý xuất khẩu gạo trở lại nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực - Ảnh minh họa

Căn cứ ý kiến tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 31/3/2020 về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương phương án, số lượng xuất khẩu gạo tháng 4/2020 như đề xuất của Bộ trưởng Bộ Công Thương (sau khi đã lấy ý kiến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra về các nội dung và số liệu báo cáo, đề xuất.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan theo thẩm quyền khẩn trương quyết định và triển khai thực hiện phương án xuất khẩu gạo nêu trên và các quy định hiện hành; bảo đảm không ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo trong mọi tình huống, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và tình hình dịch bệnh COVID-19, giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người nông dân và các tổ chức kinh doanh có liên quan; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan báo cáo tình hình xuất khẩu gạo tháng 4/2020 và đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án điều hành xuất khẩu gạo tháng 5/2020 trước ngày 25/4/2020. Xây dựng kịch bản điều hành thị trường gạo trong nước và xuất khẩu trong trường hợp dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài kể cả đến hết năm 2020, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/4/2020.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép xuất khẩu theo đề xuất của Bộ Công Thương, bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, dễ thực hiện, dễ giám sát, không để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách; kịp thời cung cấp số liệu xuất khẩu gạo theo đề nghị của Bộ Công Thương để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo chỉ tiêu, kế hoạch dự trữ quốc gia năm 2020 đã được phê duyệt, đồng thời nghiên cứu việc mua tăng thêm mức dự trữ nếu cần thiết theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 140/TB-VPCP ngày 3/4/2020; chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, kịp thời báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước và một phần phù hợp cho xuất khẩu.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan căn cứ yêu cầu công tác quản lý và quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan đến chế tài đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không thực hiện chế độ báo cáo cho Bộ Công Thương theo quy định tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo (nếu cần thiết).

* Trước đó, ngày 6/4, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn. Theo đó, sau khi đã tính toán kỹ để đảm bảo an ninh lương thực, Bộ Công Thương đề nghị có thể cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng, trước mắt là tháng 4 và tháng 5 năm 2020.

Lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 và tháng 5 sẽ vào khoảng 800 nghìn tấn. Lượng được phép xuất khẩu này giảm 40% so với lượng xuất khẩu tháng 4 và tháng 5 năm 2019; giảm 35,7% so với cùng kỳ giai đoạn năm 2018 và giảm 21,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Căn cứ vào lượng gạo 800 nghìn tấn này, Bộ Công Thương cho rằng trước mắt tháng 4 cho phép xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo. Tuy nhiên, vào tuần cuối cùng của tháng 4, căn cứ diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các Bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan.

UBND tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 951/UBND-CN ngày 9/4/2020 về việc phối hợp triển khai sử dụng hệ thống theo dõi trực tuyến mức độ tiêu thụ điện của khách hàng thuộc danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

Các đồng chí: Phạm Thị Thanh Trà – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái.

Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương trong toàn quốc về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19 diễn ra vào sáng 10/3.

Bộ Công Thương bác bỏ tin đồn xử phạt người bán hàng qua mạng, bán hàng mang đi trong dịch Covid-19 (Ảnh minh họa)

Bộ Công Thương khẳng định: tin đồn "sẽ xử phạt nặng người bán hàng qua mạng, bán hàng mang đi" là không chính xác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục