Giữ vững nhãn hiệu tập thể “Cam Văn Chấn”

  • Cập nhật: Thứ bảy, 30/5/2020 | 8:57:16 AM

YênBái - Để giữ vững nhãn hiệu tập thể “Cam Văn Chấn”, với vai trò là chủ sở hữu và quản lý nhãn hiệu, Hội Nông dân huyện Văn Chấn đã vận động nông dân thành lập các tổ liên kết và hợp tác xã trao đổi, hỗ trợ nhau sản xuất đúng quy trình và trong tiêu thụ sản phẩm, góp phần giữ vững và khẳng định uy tín chất lượng vùng cam lớn nhất của tỉnh Yên Bái.

Tham gia sản xuất cam an toàn, hơn 4 năm nay, anh Trần Thanh Tùng ở thôn Kiến Thịnh, xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn đã tự sản xuất phân hữu cơ từ việc nuôi giun quế bằng phân trâu ủ hoai bón cho cây tạo độ mùn và tơi xốp cho đất. Ngoài ra, anh không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, chất kích thích tăng trưởng đói với sản phẩm cam của gia đình.

Xác định chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng trong việc giữ  nhãn hiệu tập thể "Cam Văn Chấn”, vợ chồng ông Hoàng Văn Sứng, thôn Bằng Là 2, xã Đại Lịch luôn tự tay làm cỏ, cắt tỉa cành, làm ống nhựa diệt côn trùng thay thế thuốc bảo vệ thực vật. Với kinh nghiệm trồng cam gần 20 năm nay, ông Sứng thuộc nằm lòng việc phải chăm bón thế nào để cây cam cho quả mẫu mã đẹp, chất lượng mà vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm.


Anh Trần Thanh Tùng, thôn Kiến Thịnh, xã Chấn Thịnh dùng phân nuôi giun quế từ phân chuồng ủ hoai bón cho vườn cam của gia đình.



Tháng 12 năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể "Cam Văn Chấn” cho sản phẩm cam quả của huyện Văn Chấn. Vùng cam được cấp nhãn hiệu gồm 9 xã, thị trấn với tổng diện tích 517,7 ha, 491 hộ tham gia sản xuất. 

Sau hơn 3 năm toàn huyện Văn Chấn đã mở rộng trên 1.500 ha. Những người trồng cam Văn Chấn đã thay đổi rõ rệt nhận thức và hành động ứng dụng các biện pháp canh tác sinh học, bón phân vô cơ, cải tạo đất bằng phân vi sinh hữu cơ thay thế phân hóa học, phun thuốc, cách ly theo đúng thời gian quy định. 

Để quản lý và bảo vệ, giữ vững nhãn hiệu tập thể "Cam Văn Chấn” với vai trò là chủ sở hữu và quản lý nhãn hiệu, Hội Nông dân huyện Văn Chấn đã vận động nông dân thành lập các tổ liên kết và hợp tác xã trao đổi, hỗ trợ nhau sản xuất đúng quy trình và trong tiêu thụ sản phẩm, góp phần giữ vững và khẳng định uy tín chất lượng vùng cam lớn nhất của tỉnh Yên Bái.

Minh Huyền - Mạnh Cường

Tags Cam Văn Chấn Đại Lịch Chấn Thịnh

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục