Nghị quyết số 13/NQ-HĐND: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái yêu cầu chú trọng chất lượng lợn giống

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/6/2020 | 8:06:10 AM

YênBái - Người chăn nuôi khi mua lợn giống chăn nuôi lúc này phải tìm mua ở các cơ sở có uy tín, lợn giống phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được phòng bệnh một số loại vắc xin bắt buộc.

Lợn giống phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được phòng bệnh một số loại vắc xin bắt buộc.
Lợn giống phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được phòng bệnh một số loại vắc xin bắt buộc.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái có Văn bản số 610/SNN-KHTC ngày 22/4/2020 về việc đăng ký thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ sản xuất nông nghiệp năm 2020 theo Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 14/4/2020 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh về việc ban hành một số chính sách đặc thù hỗ trợ sản xuất nông nghiệp năm 2020 để ứng phó với dịch bệnh Covid-19.

Các huyện, thị, thành phố đã tổ chức triển khai đến xã, phường, thị trấn để đăng ký các mô hình hỗ trợ theo Nghị quyết số 13 của HĐND tỉnh, trong đó có chăn nuôi lợn. Yêu cầu đối với việc chăn nuôi lợn, tái đàn lợn hiện nay là phải bảo đảm an toàn sinh học. 

Các địa phương phải tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, ở nhiều cấp độ, nhất là thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở về các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, tái đàn lợn, tăng đàn lợn; tránh tình trạng găm lợn, đẩy giá tăng cao quá mức; bảo đảm hài hòa lợi ích của người chăn nuôi, người phân phối, cung ứng dịch vụ và người tiêu dùng.

Sau bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra năm 2019, người chăn nuôi còn có tâm lý dè dặt, thận trọng trong việc tái đàn vì lo ngại dịch bệnh tái phát. Không ít hộ chăn nuôi bị bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn để trống chuồng do không có khả năng kinh tế để khôi phục sản xuất chăn nuôi lợn quy mô như lúc trước do đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. Giá giống thời điểm này rất cao, dao động 2,5 - 3 triệu đồng cho một con lợn giống có trọng lượng 8 - 10 kg. 

Một số địa chỉ cung ứng lợn giống trong tỉnh là: Công ty Hòa Bình Minh, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái; Công ty TNHH Đầm Mỏ, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái; Trại lợn Lâm Ngọc Quang, xã Vân Hội, huyện Trấn Yên; Trại Nguyễn Chí Thanh, xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn.

Cụ thể như Công ty Hòa Bình Minh sản xuất 550 con lợn giống/tháng, Công ty TNHH Đầm Mỏ sản xuất 800 con/tháng, Trại lợn Lâm Ngọc Quang sản xuất 50 con/tháng, Trại Nguyễn Chí Thanh sản xuất 150 con/tháng. 

Cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn các cơ sở sản xuất lợn giống tại địa phương tăng cường nhân giống, cung ứng lợn giống bảo đảm chất lượng và an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi để thực hiện việc tái đàn, tăng đàn lợn. 

Đối với người chăn nuôi khi mua lợn giống chăn nuôi lúc này phải tìm mua ở các cơ sở có uy tín, lợn giống phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được phòng bệnh một số loại vắc xin bắt buộc. 

Chuồng trại chăn nuôi cần phải được tiêu độc khử trùng trước khi mua lợn về và nuôi tái đàn 10% so với tổng đàn theo quy mô ban đầu để đánh giá an toàn dịch bệnh. Nếu người chăn nuôi mua lợn giống ngoài tỉnh, ngoài việc lợn giống phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được phòng bệnh một số loại vắc xin bắt buộc thì cần phải có hồ sơ chứng nhận kiểm dịch vận chuyển lợn ra ngoài tỉnh. 

Nguyễn Hương

Tags Chấn Thịnh Tuy Lộc Minh Bảo lợn giống tả lợn châu Phi

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục