Hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Văn Yên lần thứ XVI

Xuân Tầm ngày mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/6/2020 | 7:59:27 AM

YênBái - Trở lại xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, điều chúng tôi ngạc nhiên là từ một vùng quê nghèo nay đã thay da đổi thịt, cuộc sống mới đang hiện hữu trong mỗi nếp nhà. Nếu như năm 2015, số hộ trong xã có nhà xây kiên cố đạt 5% thì nay lên tới 35-40%.

Lãnh đạo xã Xuân Tầm thăm các hộ trồng quế.
Lãnh đạo xã Xuân Tầm thăm các hộ trồng quế.

Cùng đó, thu nhập bình quân đầu người từ 18 triệu đồng lên 30,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,7% và phấn đấu hết năm 2020 giảm còn 8,26%... 

Quế - cây chủ lực kinh tế

Được biết đến là xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên, xã Xuân Tầm có tổng diện tích tự nhiên trên 7.133 ha, chủ yếu là địa hình đồi núi phức tạp, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn; dịch vụ, thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển; quy mô nền kinh tế còn nhỏ, nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng hạn chế; năng suất lao động, sức cạnh tranh các sản phẩm chủ lực của xã còn thấp. 

Tuy nhiên, mấy năm gần đây, dưới ánh sáng nghị quyết đại hội Đảng các cấp, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tinh thần đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất của nhân dân các dân tộc trong xã, nên đã phát huy được các tiềm năng, thế mạnh địa phương; trong đó, quế là cây chủ lực trong phát triển kinh tế. 

Từ bao đời nay, người Dao ở xã Xuân Tầm nổi tiếng bởi trồng quế. Cây quế đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi gia đình. Ông Trần Đức Thịnh - Chủ tịch UBND xã khẳng định: "Người dân xây được nhà cao tầng, mua ô tô, sắm sửa được nhiều vật dụng đắt tiền… tất cả nhờ cây quế”. 

Trước đây, cuộc sống của 79 hộ trong thôn Ngàn Vắng phải lo toan từng bữa ăn hàng ngày thì giờ đã khác. Nhờ cây quế mà hơn 50% số hộ đã xây được nhà cao tầng kiên cố, đời sống không ngừng được đổi thay. Ông Đặng Phúc Bảo - Trưởng thôn Ngàn Vắng vui mừng: "Hiện, 100% số hộ đều trồng quế, hộ ít 1 ha, hộ nhiều thì 20 - 30 ha”. 

Xuân Tầm có 680 hộ, 2.979 nhân khẩu; trong đó, 95% dân tộc Dao. Tuy còn gặp nhiều khó khăn của một xã đặc thù vùng cao, song những năm qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự điều hành, chỉ đạo linh hoạt của chính quyền, sự đồng tâm hiệp lực của nhân dân nên các tiềm năng, thế mạnh của Xuân Tầm được đánh thức. 

Hàng năm, cùng với duy trì trên 140 ha lúa, năng suất 51,5 tạ/ha, nông dân ở Xuân Tầm xác định cây quế là cây mũi nhọn và trở thành cây chủ lực trong xóa đói giảm nghèo, làm giàu bền vững. Thấy được lợi ích cây quế mang lại, bà con đã chủ động trồng, chăm sóc quế. 

Toàn xã có 680 hộ thì tất cả đều trồng quế với diện tích trên 3.387 ha; trong đó, diện tích quế đã khai thác chiếm trên 50%, doanh thu hàng năm đạt trên 100 tỷ đồng. 

Cùng đó, để nông dân gắn bó lâu dài với cây quế, xã đã khâu nối với các doanh nghiệp, công ty để bao tiêu sản phẩm. Hàng năm, 30% sản phẩm quế được Công ty Hương gia vị Sơn Hà thu mua; số còn lại các tiểu thương đến thu gom tại nhà.

Chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào các lĩnh vực: giáo dục, y tế, du lịch, xây dựng nông thôn mới… là những khâu đột phá mà Xuân Tầm đề ra trong 5 năm qua. 

Năm 2015, toàn xã chỉ có 3 km đường bê tông, đến năm 2019 đã lên tới 25 km; trong đó, có 15 km đường bê tông rộng 3m và 10 km đường bê tông đặc thù (1m). Đặc biệt, xã đã xã hội hóa và tranh thủ sự giúp đỡ của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt gần 30 tỷ đồng xây dựng hệ thống trường học bán trú khang trang, sạch đẹp. 

Ông Trần Đức Thịnh - Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: là xã vùng cao nên trong quá trình triển khai các khâu đột phá của xã gặp không ít khó khăn bởi nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, nhân dân còn chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn tư tưởng ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước. 

Để giải bài toán này, xã đẩy mạnh tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng; qua đó, làm thay đổi nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. "Mưa dầm thấm sâu”, hiểu được đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là làm đường giao thông nông thôn chính là phục vụ nhu cầu đi lại và thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh, nhân dân ở Xuân Tầm đã đồng tình hưởng ứng, tự nguyện đóng góp tiền, công, đất đai để làm. 

Ông Bàn Văn Lý - Trưởng thôn Khe Đóm chia sẻ: "Khi có chủ trương làm đường giao thông nông thôn, nhất là làm đường đặc thù, chúng tôi đã họp thôn và được bà con đồng tình ủng hộ và có hộ nộp từ 7 - 10 triệu đồng để làm; nhờ vậy, đến nay 100% đường ở thôn đều bê tông hóa”.  

Nhờ thực hiện tốt việc đa dạng hóa huy động nguồn lực; trong đó, nhân dân là trọng tâm, mấy năm gần đây, cơ sở hạ tầng nông thôn ở Xuân Tầm đã được đầu tư, nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại phục vụ có hiệu quả yêu cầu về phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. 

Tính riêng 5 năm qua, Xuân Tầm đã thu hút được trên 40 tỷ đồng xây dựng trường, lớp học, nhà văn hóa thôn, làm đường bê tông, nhà văn hóa thôn, hệ thống kênh mương hỗ trợ sản xuất cho nhân dân. 

Với tư duy đổi mới, sáng tạo, nhất là phát huy tiềm năng, lợi thế cùng với ý chí quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc, Xuân Tầm đang đi đúng hướng từ các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp đến huy động sức dân trong xây dựng nông thôn mới theo hướng tăng cường liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. 

Đến nay, xã thành lập được 15 tổ hợp tác, 2 hợp tác xã; thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh và bền vững; chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường ngày càng được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và ngày càng phát triển; môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh chính trị  được giữ vững, trật tự xã hội được đảm bảo; hệ thống tổ chức chính trị ngày càng vững mạnh, dân chủ ở cơ sở được phát huy… 

Đó là tiền đề vững chắc để Xuân Tầm tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, huy động mọi nguồn lực để xây dựng xã phát triển toàn diện trong giai đoạn 2020 - 2025.

 Văn Tuấn

Tags Xuân Tầm Văn Yên kết cấu hạ tầng đường bê tông xã hội hóa cây quế

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục