Thủ tướng: Mạnh tay với các tỉnh xin tiền rồi không chịu... tiêu!

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/7/2020 | 1:59:51 PM

"Nhiều anh làm Bí thư, Chủ tịch tỉnh khi xin vốn về cho địa phương mình thì nói cần quá, nhưng khi xin về lại không triển khai, giao phó hết cho cấp dưới" - Thủ tướng nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu có cơ chế mạnh đối với các địa phương xin vốn về để không
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu có cơ chế mạnh đối với các địa phương xin vốn về để không

Tại Hội nghị sơ kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 của Bộ Tài chính sáng nay (7/7), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Vấn đề giải ngân đầu tư công đang bị ùn ứ ngay ở các địa phương, nơi mà trước đó các lãnh đạo tỉnh xin nhiều vốn của Trung ương mà không triển khai.

Cụ thể, Thủ tướng cho biết, hiện vốn đầu tư công đang tồn có 700.000 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD, đây là nhiệm vụ đặt ra rất lớn cho đất nước. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát triển khai "gấp" các biện pháp để thúc đẩy nguồn vốn mồi này cho nền kinh tế.

Thủ tướng cho biết, trước kia việc điều chuyển vốn phải được Quốc hội phê duyệt, nhưng Quốc hội mới đây đã giao thẩm quyền điều chuyển vốn cho Thủ tướng. Vì vậy, nơi nào, ngành nào không làm tốt sẽ bị điều chuyển ngay và tinh thần là điều chuyển vốn ngay trong tháng 8/2020.

"Tôi yêu cầu các tỉnh phải quán triệt tinh thần nửa tháng họp giao ban về giải ngân đầu tư công một lần để thúc đẩy, kiểm điểm, nguyên nhân vì sao chậm giải ngân. Các bộ, địa phương phải thành lập đoàn kiểm tra do đích thân Bộ trưởng, trưởng ngành làm chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng", Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng nói: "Lần này, trong tiêu chí hoàn thành và không hoàn thành nhiệm vụ được giao, Chính phủ sẽ xem xét việc không hoàn thành giải ngân đầu tư công để làm căn cứu xét duyệt. Hơn nữa, cần kỷ luật, kỷ cương trong việc chậm giải ngân vốn đầu tư công, không để như hiện nay".

"Nhiều anh làm Bí thư, Chủ tịch tỉnh khi xin vốn về cho địa phương nói rất khó, rất cần, nhưng khi có rồi lại không triển khai được, giao phó hết cho cấp dưới" - người đứng đầu Chính phủ cho biết và nhấn mạnh: "Các lãnh đạo tỉnh thấy giải ngân vốn đầu tư công khó thì đừng có xin về, đừng để mang tiếng".

Do đó, thời gian tới, Chính phủ sẽ yêu cầu bí thư, chủ tịch, các giám đốc sở, chủ dự án phải xuống tận nơi các dự án đầu tư công để tháo gỡ khó khăn.

"Nếu không phê bình, không kiểm trách thì không thể làm được việc" - Thủ tướng kiên quyết.

Thủ tướng cũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ nửa tháng họp một lần và có các Phó Thủ tướng tham dự. Các bộ, ngành và địa phương cần phải nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ giải ngân, coi đây là nhiệm vụ chính trị. "Không được để tình trạng trì trệ, cần có chế tài mạnh để giải ngân cho được vốn đầu tư công", Thủ tướng lệnh.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác

Chiều 20/4, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình "Cà phê doanh nhân" - định kỳ tháng 4 với chủ đề: “Giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện Trấn Yên, Yên Bình và thành phố Yên Bái”.

Lãnh đạo UBND huyện Yên Bình khen thưởng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã có thành tích xuất sắc trong năm 2023.

Sáng 20/4, huyện Yên Bình tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư trên địa bàn huyện năm 2024.

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Giá vàng nhẫn tăng mạnh ngược chiều với vàng SJC.

Sáng nay (20/4), giá vàng nhẫn tăng mạnh theo đà tăng của giá thế giới lên trên mốc 77 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC quay đầu giảm sau khi có thông tin đấu thầu vàng vào thứ Hai tuần tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục