Công nghiệp Văn Chấn giữ nhịp tăng trưởng

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/8/2020 | 8:13:35 AM

YênBái - Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) huyện Văn Chấn những năm qua luôn giữ được nhịp độ phát triển ổn định và tăng trưởng khá- mỗi năm tăng 6,88%.

Sản xuất chè đen tại Hợp tác xã Kiến Thuận, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn.
Sản xuất chè đen tại Hợp tác xã Kiến Thuận, xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn.

Đây chính là kết quả của những giải pháp tháo gỡ khó khăn, kích cầu kịp thời của các cấp, ngành cũng như sự chủ động thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trong 5 năm qua, giá trị sản xuất CN-TTCN toàn huyện Văn Chấn ước đạt trên 5.882 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 2.411 tỷ đồng so với giai đoạn 2010 - 2015. Bình quân, giai đoạn 2016 - 2020, giá trị sản xuất CN-TTCN huyện có mức tăng trưởng khá (mỗi năm tăng 6,88%). Trong đó, các sản phẩm chủ yếu gồm: sản xuất chế biến nông lâm sản, sản xuất khai thác vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản và công nghiệp điện năng. 

Qua đánh giá, hoạt động sản xuất CN-TTCN những năm qua, đã trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp. 

Để có được kết quả trên, hàng năm huyện tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp nhằm động viên, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. 

Đồng thời, huyện chỉ đạo phòng chuyên môn làm việc với các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực để kịp thời tham mưu giải pháp tháo gỡ khó khăn cho từng lĩnh vực sản xuất, từng doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, nắm bắt, thu thập thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm giúp các doanh nghiệp chủ động trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ; vận động các doanh nghiệp phát huy cao nhất năng lực sản xuất, tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển đối với các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm sản, khai thác khoáng sản. 

Cụ thể, đối với ngành chế biến nông, lâm sản, nhất là chế biến chè, ngoài việc quy hoạch ổn định vùng chè, thay thế các giống chè mới có năng suất, giá trị cao, huyện triển khai rà soát, sắp xếp các cơ sở chế biến chè và phân vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. 

Bà Hoàng Thị Lý - Phó trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện cho biết: "Để nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ được thương hiệu chè Văn Chấn, những năm qua, huyện đã có nhiều giải pháp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả như: vay các nguồn vốn ưu đãi phục vụ sản xuất, hỗ trợ các nguồn vốn thuộc chương trình khuyến công để các doanh nghiệp cải tạo, nâng cấp các dây chuyền, công nghệ sản xuất, chế biến”. 

Được biết, đến nay, huyện Văn Chấn có trên 70 đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh chè với sản lượng từ 19.000 - 20.000 tấn chè thành phẩm, chiếm 28,16% tổng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm của huyện. 

Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng, trong những năm qua, huyện đã có chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm thu hút và tạo điều kiện cho các đơn vị doanh nghiệp phát triển nhằm đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất gạch, nhất là gạch không nung, khai thác đá, cát, sỏi… để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng, phục vụ đời sống kinh tế, văn hóa của nhân dân. 

Đến nay, trên địa bàn huyện có 3 đơn vị sản xuất gạch không nung và khoảng 50 hộ cá thể sản xuất gạch không nung; 4 doanh nghiệp khai thác đá xây dựng các loại… đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình trên địa bàn và khu vực phía Tây của tỉnh. 

Ngoài ra, trong giai đoạn 2016 - 2020, lĩnh vực điện năng của huyện có bước phát triển khá khi nhiều dự án thủy điện vừa và nhỏ được đầu tư, xây dựng. Hiện toàn huyện có 7 dự án thủy điện được đầu tư xây dựng với tổng công suất thiết kế 175,5 MW. Dự ước năm 2020, tổng sản lượng điện toàn huyện ước đạt 550 triệu KW với giá trị sản xuất khoảng 423 tỷ đồng, chiếm 20% tổng giá trị công nghiệp toàn huyện.   

Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, huyện thực hiện rà soát và xác định lại các ngành công nghiệp chủ lực có lợi thế so sánh của địa phương; ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn, nhất là công nghiệp sản xuất thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất và thu hoạch nông sản, chế biến nông - lâm sản; phân bố hợp lý sự phát triển công nghiệp trên các vùng của huyện và khai thác hiệu quả các cụm công nghiệp hiện có; tiếp tục hoàn chỉnh hạ tầng trong Cụm công nghiệp Sơn Thịnh, quan tâm đầu tư kết nối hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp; tăng cường xúc tiến đầu tư; thực hiện phương châm chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số dự án thủy điện như: thủy điện Chấn Thịnh, thủy điện Nậm Búng, thủy điện Sài Lương…

Hùng Cường

Các tin khác
Diễn tập ứng phó phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Trấn Yên.

UBND tỉnh yêu cầu tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là các khu vực trọng điểm; sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về lực lượng, trang thiết bị chữa cháy, thông tin điểm cháy, công tác chỉ huy khi có cháy rừng lớn xảy ra; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp và dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng...

Người dân xã Minh Quân, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây dâu.

3 tháng đầu năm, người dân Trấn Yên đã trồng mới được 90 ha, bằng 58,5% kế hoạch năm, nâng tổng diện tích dâu toàn huyện lên 999 ha.

Các đại biểu dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Yên Bái

Sáng 23/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến về giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể.

Số lượng vàng trúng thầu khoảng 20% khối lượng Ngân hàng Nhà nước mang ra đấu giá.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 23/4 với 2 thành viên trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng SJC...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục