Văn Yên: Chủ thể hưởng lợi từ OCOP

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/8/2020 | 8:29:46 AM

YênBái - Sau gần 2 năm triển khai Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), huyện Văn Yên đã có 2 sản phẩm được công nhận đạt hạng 3 sao và đang tiến tới xây dựng thêm 6 sản phẩm đạt tối thiểu 3 sao trở lên trong năm 2020.

Từ khi 2 sản phẩm của Công ty TNHH Trà thảo mộc Quế Phát được công nhận đạt hạng 3 sao, sản lượng và doanh thu của Công ty tăng 30% so với cùng kỳ.
Từ khi 2 sản phẩm của Công ty TNHH Trà thảo mộc Quế Phát được công nhận đạt hạng 3 sao, sản lượng và doanh thu của Công ty tăng 30% so với cùng kỳ.

Năm 2019, 2 sản phẩm: nước lau sàn, nước rửa chén của Công ty TNHH Trà thảo mộc Quế Phát được công nhận đạt hạng 3 sao. Nhờ đó, những tháng đầu năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 song sản lượng và doanh thu của công ty vẫn tăng 30% so với cùng kỳ. 

Anh Ngô Văn Cường - Phó Giám đốc Công ty cho biết: "Từ khi thành lập Công ty, chúng tôi phải đi tiếp thị, quảng bá sản phẩm ở rất nhiều nơi để các nhà phân phối, đại lý, người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mình vì đây là những sản phẩm mới trên thị trường. Theo thời gian, các sản phẩm của Công ty ngày càng được quan tâm song lượng tiêu thụ vẫn còn nhiều hạn chế. Từ khi 2 sản phẩm nước lau sàn, nước rửa chén của Công ty được công nhận đạt hạng 3 sao trong chương trình OCOP, chúng tôi giới thiệu, quảng bá sản phẩm dễ dàng, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn hẳn vì đã có một sự khẳng định thương hiệu trên thị trường”. 

Bên cạnh đó, tham gia vào Chương trình OCOP, Công ty cũng được tham gia các buổi xúc tiến thương mại của tỉnh, huyện và trên 20 tỉnh trong cả nước. Nhờ đó, sản phẩm của Công ty đã đặt được các đại lý tại 5 tỉnh: Hòa Bình, Ninh Binh, Thái Nguyên, Sơn La, Điện Biên, sản lượng và doanh thu tăng dần qua các năm. 

Những ngày đầu triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn, huyện Văn Yên đã xác định rõ những khó khăn về phía chủ thể tham gia thực hiện để từ đó đề xuất giải pháp như: nhận thức còn nhiều hạn chế, chưa thấy rõ được những lợi ích lâu dài; thói quen sản xuất theo cách thức truyền thống còn khá phổ biến, việc tiếp cận với phương thức sản xuất mới của các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh cần có thời gian và phụ thuộc vào sự năng động của các chủ thể tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm đó… 

Song có thể thấy, sau gần 2 năm huyện Văn Yên triển khai chương trình, các doanh nghiêp, HTX, hộ sản xuất, kinh doanh tham gia đã tổ chức lại quá trình sản xuất và kinh doanh một cách khoa học, bài bản hơn và thay đổi nhận thức rõ ràng rằng họ là chủ thể, trực tiếp thực hiện và hưởng lợi; Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

Bà Đinh Thị Thúy Vân - Giám đốc HTX Quế Văn Yên là đơn vị thực hiện 2 sản phẩm thủ công mỹ nghệ và tinh dầu quế trong Chương trình OCOP huyện Văn Yên chia sẻ: "HTX đã làm việc với một đơn vị tư vấn hỗ trợ lên danh mục hồ sơ dựa trên cơ sở những hồ sơ đã có, chưa có, các hồ sơ đơn vị tư vấn thực hiện và chủ thể phải thực hiện cũng như dự kiến chi phí để xây dựng sản phẩm OCOP đạt 3 sao đối với 2 sản phẩm HTX đăng ký với huyện. 

Theo đó, chi phí để thực hiện sẽ cao hơn rất nhiều so với số tiền HTX sẽ được hỗ trợ, song chúng tôi luôn xác định đây là việc phải làm dù có hay không có hỗ trợ. Bởi vì, việc khẳng định các sản phẩm của mình bằng những chứng nhận pháp lý không chỉ giúp quảng bá, dễ dàng tiếp cận khách hàng mà còn giúp việc kinh doanh phát triển bền vững lâu dài”.

Năm 2020, thực hiện Chương trình OCOP, huyện Văn Yên đã và đang xây dựng 6 sản phẩm, gồm: gạo Chiêm hương của Tổ hợp tác Trồng lúa chất lượng cao Yên Phước, xã Yên Phú; mật ong hoa nhãn của Tổ hợp tác Nuôi ong Khe Bút, xã Lâm Giang; 2 sản phẩm thủ công mỹ nghệ quế, tinh dầu quế của HTX Quế Văn Yên, thị trấn Mậu A; rau an toàn của HTX Phú Đạt, xã Yên Phú; bưởi da xanh của HTX Nông nghiệp xanh Đông Yên, xã Đông An. 

Hiện, các đơn vị thực hiện đã hợp đồng với đơn vị tư vấn lập hồ sơ, hoàn thiện các thủ tục để trình xin cấp các loại giấy tờ, chứng nhận đảm bảo để cuối năm 2020 đủ điều kiện huyện chấm điểm, đánh giá, xếp hạng sản phẩm 3 sao theo Bộ tiêu chí OCOP.

Hoài Anh

Các tin khác

Mùa nắng nóng năm 2024 đã đến. Trước những khó khăn trong đảm bảo cung ứng điện đã được dự báo trước, đặc biệt là cao điểm mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 7, nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã sẵn sàng đồng hành cùng ngành điện và cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện, dịch chuyển phụ tải, điều chỉnh phụ tải (DR)…, góp phần hạn chế những nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Sau phiên đấu thầu vàng ngày 23/4, NHNN sẽ tiếp tục phiên đấu thầu tiếp theo vào 25/4.

Khách hàng giao dịch vàng tại Hà Nội.

Phiên mở cửa sáng 24/4, giá vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng, trong khi vàng nhẫn của Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng tăng thêm 100.000 đồng/lượng.

Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trao đổi kỹ năng mua bán hàng hóa qua mạng xã hội.

Thời gian qua, công tác phòng chống buôn lậu (PCBL), gian lận thương mại và hàng giả (GLTMHG) trên địa bàn huyện Yên Bình đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục