Để nhân rộng kết quả nhiệm vụ khoa học sau bàn giao

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/8/2020 | 11:11:03 AM

YênBái - Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN), nhiều năm qua, việc triển khai duy trì, nhân rộng sau khi tiếp nhận kết quả, sản phẩm các nhiệm vụ khoa học (NVKH) đã bàn giao cũng luôn được Sở KHCN quan tâm thực hiện.

Giống sắn mới từ nhiệm vụ khoa học được người dân xã Mậu Đông (Văn Yên) tiếp tục trồng và đang sinh trưởng, phát triển tốt.
Giống sắn mới từ nhiệm vụ khoa học được người dân xã Mậu Đông (Văn Yên) tiếp tục trồng và đang sinh trưởng, phát triển tốt.

Vụ sắn năm 2020, gia đình bà Nguyễn Thị Kỳ ở xã Mậu Đông, huyện Văn Yên lại tiếp tục trồng giống sắn BK 900 - một trong những giống sắn mới được nghiên cứu trồng thử nghiệm theo NVKH Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn mới phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu sắn. 

Bà Kỳ chia sẻ: "Vụ này, gia đình tôi trồng 1 ha giống sắn BK 900. Đây là giống sắn mới đã được kiểm chứng sau 2 năm trồng thử nghiệm tại chính hộ gia đình tôi, hàm lượng tinh bột, năng suất, sản lượng đều cao hơn giống sắn cũ. Rất nhiều hộ gia đình trong xã đã đến xin giống của nhà tôi để trồng trong vụ này”. 

Đây chỉ là 1 trong 3 NVKH được Sở KHCN bàn giao lại cho huyện Văn Yên năm 2019 để duy trì, nhân rộng. Ngoài ra, còn 2 NVKH gồm: đánh giá khả năng thích ứng của giống táo Tao05; nghiên cứu đặc điểm và các biện pháp phòng trừ loại sâu róm xanh ăn lá hại quế. 

Ông Đỗ Quang Trung - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Yên cho biết: "Đối với các NVKH thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, huyện Văn Yên rất quan tâm đến các đề tài về nghiên cứu giống, biện pháp kỹ thuật và phương pháp bảo vệ thực vật. Đối với 2 đề tài thuộc lĩnh vực của Phòng, Phòng đã tham mưu, vận động nhân dân tiếp tục trồng 2 giống sắn mới theo nghiên cứu, tạo vùng nguyên liệu cho huyện. Còn với giống táo Tao05, mặc dù có kết quả khá tốt song vì đây không phải cây trồng chủ lực của huyện nên không thể khuyến khích hay đưa ra cơ chế, chính sách để nhân rộng. Song với những hộ có nhu cầu, Phòng sẽ có những hướng dẫn cụ thể theo kết quả đề tài để người dân phát triển giống cây này”.

Giai đoạn 2017 - 2019, Sở KHCN đã tổ chức bàn giao kết quả sản phẩm của 88 NVKH đã nghiệm thu kết thúc cho 46 sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan, đã có cam kết tiếp nhận sản phẩm, kết quả NVKH để có kế hoạch tuyên truyền, đẩy mạnh công tác chuyển giao, đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. 

Thông qua báo cáo kết quả ứng dụng, nhân rộng của 21/46 đơn vị được bàn giao cho thấy cơ bản các NVKH sau khi kết thúc tiếp tục được duy trì, nhân rộng trong sản xuất, nhiều nhiệm vụ đã và đang mang lại hiệu quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực, tiêu biểu như: ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng năng suất bưởi Đại Minh và kết hợp nuôi ong lấy mật theo hướng sản xuất bền vững; chọn lọc và bảo tồn, phát triển giống nếp Tú Lệ tại xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn; ứng dụng công nghệ thông tin thiết lập hệ thống camera giám sát cơ động qua mạng Internet phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các vị trí trọng điểm, mục tiêu quan trọng trên địa bàn… 

Tuy nhiên, nhìn nhận đánh giá một cách khách quan thì việc triển khai nhân rộng nhiều kết quả, sản phẩm NVKH chưa thực sự được các sở, ngành, đơn vị và chính quyền địa phương quan tâm. Nhiều đơn vị sau khi nhận kết quả bàn giao chưa tổ chức, triển khai, nắm bắt thực tế sản phẩm. Đây chính là khó khăn, thách thức mà hoạt động nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHVN của tỉnh đang gặp phải. 

Xác định rõ những nguyên nhân của khó khăn, hạn chế ấy, trong thời gian tới, Sở KHCN đã đề ra các giải pháp thực hiện: nâng cao nhận thức về vai trò nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội của KHCN; nâng cao trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương; tập trung thực hiện các nhiệm vụ KHCN trọng điểm như: nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp phát triển nền sản xuất theo hướng hàng hóa, có chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; nghiên cứu, chuyển giao, tiếp nhận công nghệ tiên tiến, phù hợp trong thu hoạch, bảo quản và chế biến, sử dụng tài nguyên khoáng sản hiệu quả, tiết kiệm, chế tạo máy móc vừa và nhỏ; tập trung nghiên cứu các vấn đề xã hội trong tình hình mới đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

Hoài Anh

Các tin khác
Khách hàng giao dịch vàng tại Hà Nội.

Phiên mở cửa sáng 24/4, giá vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng, trong khi vàng nhẫn của Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng tăng thêm 100.000 đồng/lượng.

Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trao đổi kỹ năng mua bán hàng hóa qua mạng xã hội.

Thời gian qua, công tác phòng chống buôn lậu (PCBL), gian lận thương mại và hàng giả (GLTMHG) trên địa bàn huyện Yên Bình đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Diễn tập ứng phó phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Trấn Yên.

UBND tỉnh yêu cầu tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là các khu vực trọng điểm; sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về lực lượng, trang thiết bị chữa cháy, thông tin điểm cháy, công tác chỉ huy khi có cháy rừng lớn xảy ra; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp và dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng...

Người dân xã Minh Quân, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây dâu.

3 tháng đầu năm, người dân Trấn Yên đã trồng mới được 90 ha, bằng 58,5% kế hoạch năm, nâng tổng diện tích dâu toàn huyện lên 999 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục