Trạm Tấu tích cực phòng trừ sâu bệnh hại lúa

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/8/2020 | 2:01:09 PM

YênBái - Thời điểm này, gần 1.500 ha lúa mùa của huyện Trạm Tấu đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh.

Những ngày qua, mưa nắng thất thường nên ông Lò Văn Làn, thôn Hát 2, xã Hát Lừu thường xuyên thăm đồng để kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh trên cây lúa. 

Ông cho biết: "Vụ mùa này, gia đình tôi cấy 0,6 ha. Thực hiện theo khuyến cáo của cán bộ khuyến nông, tôi thường xuyên đi đồng kiểm tra sâu bệnh để kịp thời có các biện pháp phòng trừ kịp thời. Nhờ đó, một số loại sâu bệnh như rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ đã được phát hiện và diệt trừ, không lây lan rộng”. 

Theo báo cáo, vụ mùa này, xã Hát Lừu gieo cấy trên 224 ha. Hiện nay lúa sinh trưởng, phát triển tốt và bước vào giai đoạn đẻ nhánh. 

Ông Lò Văn Tiếp - Chủ tịch UBND xã Hát Lừu cho biết: "Giai đoạn này, trên cây lúa hay xuất hiện các bệnh như cuốn lá, đạo ôn… Do vậy, xã chỉ đạo cán bộ khuyến nông, các hội đoàn thể tăng cường nhắc nhở, đôn đốc các hộ sản xuất lúa thường xuyên chăm sóc, kiểm tra, thăm đồng nhằm phát hiện kịp thời các đối tượng gây hại và chủ động phòng trừ theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp”. 

Vụ mùa năm 2020, huyện Trạm Tấu gieo cấy trên 1.500 ha lúa, tăng khoảng 30 ha so với kế hoạch; cơ cấu giống chủ yếu là Nhị ưu 838, nếp 87, tẻ đỏ... Qua rà soát, kiểm tra của ngành nông nghiệp huyện, trên lúa đã xuất hiện sâu bệnh gây hại nhẹ như sâu cuốn lá nhỏ, bệnh nghẹt rễ sinh lý, rầy nâu, rầy lưng trắng, ruồi đục nõn, bệnh đạo ôn… Tuy nhiên, nhờ kiểm tra thường xuyên nên các loại sâu bệnh này được được xử lý kịp thời, không gây hại lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa. 

Ông Nguyễn Minh Tâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện cho biết: "Để kịp thời ứng phó với dịch bệnh hại trên cây trồng, đơn vị phân công cán bộ phụ trách địa bàn tăng cường kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại; phối hợp với các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh gây hại trên lúa đạt hiệu quả cao nhất, nhằm hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra”. 

Với sự chủ động, tích cực của từng hộ dân cũng như của ngành nông nghiệp huyện trong công tác phòng trừ sâu, bệnh nên đến nay, hơn 1.500 ha lúa mùa vẫn sinh trưởng, phát triển tốt; các loại sâu bệnh được phát hiện, xử lý kịp thời, không lây lan trên diện rộng.

Tuy nhiên, thời gian tới, trong điều kiện thời tiết trở nên se lạnh, các sâu, bệnh như đạo ôn lá, khô vằn, đốn sọc vi khuẩn, sâu cuốn lá nhỏ... có nguy cơ phát sinh, gây hại nhẹ. Do đó, các đơn vị nông nghiệp huyện, các xã và thị trấn cần tiếp tục tăng cường cử cán bộ bám sát cơ sở, kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa mùa nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
Hùng Cường

Tags Trạm Tấu trừ sâu nông nghiệp hiệu quả lúa sinh trưởng

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục