Những điều cần lưu ý về bệnh nấm da thỏ

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/10/2020 | 7:47:08 AM

YênBái - Hiện nay, chăn nuôi thỏ đang được nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái quan tâm đầu tư phát triển và bước đầu mang lại thu nhập ổn định. Tổng đàn thỏ trên địa bàn tỉnh đạt gần 10.000 con; trong đó, thỏ sinh sản chiếm 25%, được nuôi tập trung tại các xã vùng thấp của huyện Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, Văn Chấn và thành phố Yên Bái.

Bệnh nấm da thỏ hay còn gọi bệnh nấm tai thỏ là bệnh rất nguy hiểm, lây lan nhanh, khó chữa trị. (Ảnh: Đức Toàn)
Bệnh nấm da thỏ hay còn gọi bệnh nấm tai thỏ là bệnh rất nguy hiểm, lây lan nhanh, khó chữa trị. (Ảnh: Đức Toàn)

Song, do diễn biến thời tiết phức tạp tạo điều kiện cho bệnh nấm phát triển mạnh; đồng thời, các hộ chăn nuôi chưa có kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh nấm da thỏ, nên  thỏ bị nhiễm bệnh trên địa bàn tỉnh khá cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ chăn nuôi. Để hạn chế bệnh nấm da thỏ, cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Đặc điểm của bệnh:

  - Bệnh nấm da thỏ hay còn gọi bệnh nấm tai thỏ là bệnh rất nguy hiểm, lây lan nhanh, khó chữa trị. Bệnh do nấm gây hại làm rụng lông, biến dạng ngoài da…, thỏ gầy, chậm lớn; sau đó, suy nhược cơ thể và chết; bệnh có thể lây lan sang người rất nguy hiểm.          
    
 - Bệnh nấm da thỏ thường phát triển và lây lan mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ và ẩm độ môi trường tăng cao, ở nơi thiếu ánh sáng. Bệnh có thể gây hại trên tất cả các giai đoạn phát triển của thỏ, nhưng chủ yếu là trên thỏ con theo mẹ và thỏ sau cai sữa.

2. Nguyên nhân:

- Do tiếp xúc với thỏ bệnh, thức ăn, nước uống, chất thải của thỏ bệnh.

- Do đàn thỏ nuôi nhốt ở nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng; đồng thời, thức ăn thô, tinh hoặc đồ lót ổ để bị mốc.

3. Triệu chứng:

- Lúc đầu thường là những chấm nhỏ tròn mầu trắng ở tai, mí mắt; sau đó, các vết bệnh lan rộng thành các vùng màu trắng tròn như cúc áo, đồng xu rồi lan nhanh đến các vùng da khác như đầu, 4 chân, bụng...

- Sau đó, thỏ có biểu hiện rụng lông, da sần sùi thành từng bãi tròn nhỏ, rồi lan rộng dần trên mặt ngoài vành tai, sống mũi, mí mắt, trán... Nếu bệnh kéo dài thì thỏ cũng gầy yếu dẫn đến chết.

4. Biện pháp phòng, trị bệnh:

* Phòng bệnh:

- Chọn mua con giống tại nơi không bị bệnh nấm, chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát đủ ánh sáng, thức ăn, nước uống phải được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi cho ăn, không dùng thức ăn bị nấm, mốc.

- Ở cơ sở nuôi thỏ đã có bệnh nấm thì định kỳ 2 tuần phải kiểm tra từng con ở các điểm hay mắc bệnh nấm. Nếu thấy con nào bị nấm thì phải cách ly điều trị kịp thời và dùng lửa hoặc nước sôi, các loại thuốc sát trùng như; Foocmon, vôi bột sát trùng toàn bộ lồng, chuồng và các dụng cụ chăn nuôi khác nhằm chống lây lan. Sử dụng hỗn hợp thuốc tím 9 gr/m3 và foocmon 18ml/m3 để xông và ủ kín không gian chuồng.

* Trị bệnh: 

Bệnh rất khó chữa; tuy nhiên, có thể dùng thuốc chữa nấm da của người bôi ướt hết vào vùng da bệnh liên tục 4 - 5 ngày (1lần/ngày) như: Nizoral, Griseofulvin; dạng mỡ bôi 5%, Ketoconazole, Fluconazole, Terbinafine….

 Ngô Đăng Sỹ  (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái)

Tags Yên Bái bệnh nấm da thỏ trị bệnh Trấn Yên

Các tin khác
Dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH Sản xuất Y học cổ truyền và Đông dược Thế Gia.

Sau một thời gian triển khai, xây dựng, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại huyện Văn Chấn đã thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX). Nổi bật trong đó phải kể đến sự tham gia của Công ty TNHH Sản xuất Y học cổ truyền và Đông dược Thế Gia, thị trấn Sơn Thịnh.

Trạm thu phí dự án BOT Quốc lộ 2 đoạn Nội Bài-Vĩnh Yên.

Theo tính toán của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, dự kiến dự án BOT cải tạo, nâng cấp quốc lộ 2 đoạn Nội Bài-Vĩnh Yên sẽ kết thúc việc thu phí vào cuối ngày 13/10/2020.

Giá vàng giảm mạnh.

Giá vàng thế giới giảm mạnh đã khiến giá kim loại quý trong nước sáng 7-10 giảm 350.000 đồng/lượng ở chiều bán, xuống mốc 56 triệu đồng/lượng.

Trang trại chăn nuôi lợn.

Chiến lược phát triển chăn nuôi đặt ra mục tiêu chung đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi nước ta thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục