Yên Bái phấn đấu giá trị sản lượng vụ đông 295 tỷ đồng

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/10/2020 | 7:45:14 AM

YênBái - Để tăng nhanh giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác, góp phần hình thành những cánh đồng cho thu nhập cao, nhiều năm nay, các địa phương trong tỉnh luôn chú trọng phát triển cây vụ đông trên đất lúa hai vụ lúa.

Cà chua là loại cây trồng vụ đông mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cà chua là loại cây trồng vụ đông mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Những năm gần đây, vụ đông đã là vụ sản xuất chính trong năm của nhiều địa phương, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. 
 
Vụ đông 2019, toàn tỉnh gieo cấy 10.071 ha, sản lượng đạt 66.147,01 tấn, tăng 1.271 tấn so với vụ đông năm trước. Trong đó, các địa phương gieo trồng được 5.259,1 ha ngô, sản lượng đạt 17.109,5 tấn; 996,22 ha khoai lang, sản lượng đạt 5.818 tấn; rau, đậu các loại đạt 3.544 ha, sản lượng 43.079 tấn

Sản xuất cây vụ đông đã đem về cho nhà nông trong tỉnh trên 285 tỷ đồng, trung bình mỗi héc - ta đạt 28 triệu đồng. Nhiều địa phương thực hiện tốt phong trào sản xuất cây vụ đông, đặc biệt là trồng cây ngô đông trên đất hai vụ lúa như: thị xã Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Văn Yên, thành phố Yên Bái. 

Anh Hà Văn Muốn ở thôn Nong, xã Phù Nham, thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Năm nào cũng vậy, cứ thu hoạch xong lúa mùa là gia đình tôi tập trung nhân lực làm ngô đông cho kịp khung thời vụ. Vụ đông năm nay, tôi trồng 5.000 m2 ngô và rau màu các loại. Sở dĩ, gia đình tôi chọn ngô đông là chủ lực vì dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, thu hoạch xong dễ bảo quản. Lá ngô thì làm thức ăn cho trâu bò, hạt thì phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm và dư thừa thì bán cho thương lái”. 

Ông Đinh Văn Quế, thôn Khá Thượng, xã Thanh Lương, thị xã Nghĩa Lộ cũng cho biết: "Năm nay, gia đình dự kiến đưa vào trồng 1.000 m vuông dưa hấu và 500 m vuông ngô nếp. Nhờ làm cây vụ đông, đã giúp cho nhiều hộ dân nâng cao thu nhập. Chỉ tính riêng 1.000 m vuông ruộng trồng dưa hấu, gia đình tôi có thu gần 20 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa”. 

Hiệu quả từ sản xuất vụ đông đã thấy rõ; tuy nhiên, tại nhiều địa phương, diện tích sản xuất vụ đông giảm dần, đặc biệt là ngô đông trên đất 2 vụ lúa. Nguyên nhân chính do thời tiết diễn biến bất thường làm cho lúa vụ mùa sớm kéo dài thời gian sinh trưởng không kịp trồng ngô. Trong sản xuất cây vụ đông còn thiếu sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm. Nhiều loại cây rau màu tuy dễ làm, năng suất cao nhưng chưa xây dựng được chuỗi giá trị cho sản phẩm an toàn vụ đông nên giá thành rẻ, hiệu quả thấp. 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ đông năm 2020, toàn tỉnh dự kiến gieo trồng trên 10.500 ha, sản lượng đạt trên 67.430 tấn sản phẩm các loại, giá trị sản phẩm đạt khoảng trên 295 tỷ đồng, bình quân 1 ha sản xuất vụ đông đạt trên 30 triệu đồng. 

Trong cơ cấu cây trồng thì cây ngô vẫn giữ vai trò chủ lực với diện tích trên 6.000 ha; trong đó, ngô đông trồng trên đất 2 lúa là 4.000 ha, sản lượng đạt 19.500 tấn; cây khoai lang trồng 1.000 ha, sản lượng trên 5.380 tấn; rau, đậu, củ, quả các loại 3.500 ha, sản lượng trên 42.550 tấn. 

Để sản xuất vụ đông hoàn thành mục tiêu đề ra, ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương tập trung tuyên truyền để nông dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa mùa, làm đất theo phương châm "sáng lúa, chiều ngô”. 

Đối với các loại cây rau đậu, các địa phương cần đa dạng hóa chủng loại giống; trồng rải vụ, nhiều trà và trồng những loại cây phù hợp nhu cầu thị trường, tránh dồn ứ thừa làm rớt giá, giảm hiệu quả kinh tế. 

Cùng với đó, các địa phương cần chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; mở rộng cơ cấu cây trồng vụ đông; tăng cường đưa cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; cần chú trọng tạo ra chuỗi liên kết nhằm tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích. Đồng thời, khuyến khích thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất tìm kiếm thị trường, bao tiêu sản phẩm cây vụ đông cho nông dân. 

Văn Thông

Tags Thanh Lương Văn Chấn Văn Yên Trấn Yên giá trị sản lượng vụ đông

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục