Mù Cang Chải: Nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân vùng cao

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/10/2020 | 11:11:12 AM

YênBái - Một trong những hoạt động được coi là bước đột phá trong năm 2020 là việc huyện Mù Cang Chải đã tổ chức đối thoại với nông dân về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các giải pháp để phát triển nhanh nền nông nghiệp.

Nông dân huyện Mù Cang Chải tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, đưa giống cây trồng mới vào sản xuất. (Trong ảnh: Người dân chăm sóc giống mận đỏ, một trong những cây trồng mới ở địa phương).
Nông dân huyện Mù Cang Chải tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, đưa giống cây trồng mới vào sản xuất. (Trong ảnh: Người dân chăm sóc giống mận đỏ, một trong những cây trồng mới ở địa phương).

Thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều chính sách, hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn nông dân phát triển kinh tế, thay đổi tư duy, cách làm để canh tác và chăn nuôi bền vững.

Một trong những hoạt động được coi là bước đột phá trong năm 2020 là việc huyện Mù Cang Chải đã tổ chức đối thoại với nông dân về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các giải pháp để phát triển nhanh nền nông nghiệp. 

Từ đó, hội viên nông dân đã bày tỏ những kiến nghị, mong muốn chính đáng, thiết thực như: cần có giải pháp để thị trường nông sản tiêu thụ được ổn định, giúp nông dân tiếp cận thị trường; quy hoạch mỗi xã có một vùng sản xuất chuyên canh cho một sản phẩm; cơ chế hỗ trợ người chăn nuôi trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh; giải pháp giúp nông dân sản xuất sản phẩm OCOP; xây dựng thương hiệu, mẫu mã, bao bì; cơ chế chính sách hỗ trợ các tổ hợp tác chăn nuôi, tăng mức hỗ trợ, vay vốn… 

Những ý kiến, kiến nghị của cán bộ, hội viên nông dân đều được lãnh đạo huyện tiếp thu, giải đáp từng nhóm vấn đề và đưa ra giải pháp tháo gỡ. Bên cạnh đó, huyện cũng xây dựng các chính sách đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí, khuyến khích nông dân phát triển các cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao như: phát triển 30 ha hồng giòn tại xã Nậm Khắt, mở rộng phát triển các cây, con giống như: lê tai nung, đào chín sớm, mận đỏ, đẳng sâm, sa nhân tím, dê, cá chép ruộng…

Cùng với chính quyền, với vai trò nòng cốt, Hội Nông dân huyện Mù Cang Chải cũng đã xây dựng nhiều mô hình giúp hội viên phát triển kinh tế như: trồng thử nghiệm cây sâm Hoàng Shin Cô tại thị trấn và xã La Pán Tẩn với diện tích trên 1.000 m2, hiện nay đang phát triển tốt; trồng thử nghiệm 3.500 m2 cây dược liệu cỏ ngọt tại xã Dế Xu Phình và xã Púng Luông, đồng thời, tiếp tục hướng dẫn cán bộ hội nông dân các xã về kỹ thuật trồng cây cỏ ngọt để triển khai nhân rộng trong huyện... 

Năm 2020, Hội đã xây dựng mô hình mới "Ứng dụng chế phẩm sinh học sản xuất đệm lót” phục vụ chăn nuôi và phân bón, bước đầu làm điểm tại xã Nậm Khắt làm cơ sở để nhân rộng mô hình ra toàn huyện. Mô hình sẽ tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch để sản xuất chất đệm lót sinh học phục vụ cho chăn nuôi trong điều kiện không có đất làm chuồng trại xa nhà, vẫn bảo đảm giữ vệ sinh môi trường; đồng thời tạo nguồn phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp. 

Ông Nguyễn Long Hải - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mù Cang Chải cho biết: "Bên cạnh các hoạt động thường niên của Hội như: đào tạo nghề cho nông dân, quản lý nguồn vay ủy thác từ các ngân hàng, các loại quỹ tạo nguồn vốn để hội viên phát triển kinh tế, Hội Nông dân huyện còn xây dựng kế hoạch thực hiện cung ứng vật tư, thiết bị nông nghiệp cho nông dân bằng việc hợp đồng với Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao và Công ty Apatit Việt Nam mua phân bón trả chậm với khối lượng 704,45 tấn trong 9 tháng qua; hỗ trợ nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học, công nghệ với 27 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật; hỗ trợ quảng bá và tiêu thụ sản phẩm…”. 

Với những hỗ trợ và sự năng động của nông dân, Mù Cang Chải ngày càng có nhiều tấm gương nông dân vượt khó vươn lên làm giàu, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, tiêu biểu như: ông Thào A Chú, ở bản Pú Nhu Háng Sung với mô hình chăn nuôi vịt đẻ trứng; bà Chang Thị Ca, bản Nả Háng Tủa Chử, xã Púng Luông với mô hình chăn nuôi gà đen địa phương, gà đẻ trứng; Sùng Chứ Cớ, bản Pú Cang, xã Nậm Khắt với mô hình chế biến chè Shan tuyết; mô hình nuôi lợn của Nguyễn Hữu Dũng ở thị trấn Mù Cang Chải; mô hình nuôi ong của hội viên Hảng A Lẩu ở xã Dế Xu Phình; mô hình nuôi trâu bò của hộ anh Vừ A Tủa ở xã Hồ Bốn… 


H.A

Các tin khác
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Các học viên tham gia lớp đào tạo nghề làm nấm rơm tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2023, huyện Mù Cang Chải được giao vốn trên 142 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương trên 136,5 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã giải ngân 124,2 tỷ đồng, đạt 87,2% kế hoạch.

Giá vàng miếng SJC giảm sau 2 ngày tăng mạnh.

Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều bất ngờ giảm sau khi tăng mạnh 2 ngày qua. Theo đó, giá vàng miếng quanh mốc 84 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 75 triệu đồng/lượng.

Việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp hạn chế các hành vi gian lận hóa đơn

Ngành thuế triển khai ứng dụng tự động gửi thông báo cho người nộp thuế là người bán thuộc Danh sách cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử; đồng thời gửi thông báo đối với cả người mua của những người bán bị cảnh báo này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục