Yên Bái đa dạng hóa loại hình tín dụng

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/10/2020 | 7:52:47 AM

YênBái - Hiện tại, mạng lưới hoạt động ngân hàng đã được mở rộng đến các xã, phường với các loại hình: ngân hàng thương mại Nhà nước; ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Chính sách xã hội và các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND).

Quầy giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Yên Bái luôn đáp ứng nhu cầu vốn vay cho các thành phần kinh tế.
Quầy giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Yên Bái luôn đáp ứng nhu cầu vốn vay cho các thành phần kinh tế.

Toàn tỉnh hiện có 10 chi nhánh ngân hàng loại I, 9 chi nhánh loại II, 53 phòng giao dịch, 46 máy rút tiền tự động, 15 phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, 180 điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội, 17 QTDND và 4 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dụng... 

Với mạng lưới kinh doanh trải rộng, cùng sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị  - xã hội như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… đối tượng khách hàng được phục vụ cũng như các kênh dẫn vốn tới hộ sản xuất, doanh nghiệp ngày càng được mở rộng. 

Đặc biệt, các ngân hàng ngày càng đa dạng hóa loại hình tín dụng, áp dụng linh hoạt các phương thức cho vay như: dự án đầu tư, cho vay theo hạn mức, cho vay từng lần, cho vay lưu vụ… giúp cho người vay chủ động hơn trong việc sử dụng vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, giảm thiểu các thủ tục vay, tiết kiệm được các chi phí gián tiếp khi tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. 

Nguồn vốn của các chi nhánh ngân hàng, QTDND, đạt 27.138 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đạt 23.446 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hằng năm đạt 19,18%. Với số vốn đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng, các ngân hàng thương mại, QTDND đã giúp các doanh nghiệp, hàng vạn hộ nông dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu SXKD theo hướng ngày càng hiệu quả và bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương; đồng thời, góp phần thực hiện các chính sách tín dụng của Nhà nước và hỗ trợ rất lớn cho tỉnh trong việc giải quyết việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội. Dư nợ 14 chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 3.051 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với đầu nhiệm kỳ, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm trên 4%. 

Đối với dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ đạt 10.050 tỷ đồng; dư nợ cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đạt 8.300 tỷ đồng, góp phần đưa 62 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Hiện, số xã được công nhận đạt chuẩn NTM toàn tỉnh lên 76 xã, chiếm trên 50% số xã. 

Có thể khẳng định, ngành ngân hàng đã cơ bản đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển SXKD và các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Để đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng, cũng như hiệu quả của tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp, nông thôn… các ngân hàng cần triển khai kịp thời các sản phẩm, hình thức huy động vốn theo quy định nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền phù hợp tập quán đa dạng của khách hàng mỗi địa phương. 

Đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào hoạt động ngân hàng, nâng cao các tiện ích thanh toán nhằm tăng thu hút nguồn lực tài chính nhàn rỗi trong dân cư, đơn vị, tổ chức. Hơn nữa, các ngân hàng phải bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, định hướng hoạt động kinh doanh của ngành, của ngân hàng cấp trên trong triển khai nhiệm vụ. 

Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp để nắm bắt kịp thời các chương trình triển khai cơ cấu lại nền kinh tế, các dự án trọng điểm nhằm khai thác thế mạnh mỗi vùng để kịp thời khảo sát, thẩm định đầu tư vốn đối với các thành phần kinh tế, góp phần phục vụ tích cực mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 

Tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng vay vốn để phục vụ SXKD hiệu quả. Thực hiện chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu vốn phục vụ SXKD của các thành phần kinh tế; trong đó, chú trọng ưu tiên vốn đối với các đối tượng được ưu tiên, cho vay vốn phục vụ SXKD của doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn… 

Chương trình XDNTM, chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ "Nông nghiệp sạch”; cho vay tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen; thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng khôi phục SXKD do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi, cho vay mới để khôi phục sản xuất… 
Thanh Phúc

Tags Yên Bái tín dụng vay vốn sản xuất

Các tin khác
Nông dân xã Vĩnh Kiên vay vốn từ NHCSXH nuôi trâu

Với mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Yên Bình đã thực hiện tốt việc phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên trong quá trình thực hiện nội dung ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Giá xăng được điều chỉnh giảm.

Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.

NHNN hủy phiên đấu thầu vàng miếng ngày 25-4

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (25/4) lại bị hủy do chỉ có một đơn vị duy nhất nộp phiếu dự thầu.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh hơn 1 triệu đồng/lượng.

Sáng nay (25/4), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh tiến sát mốc 85 triệu đồng/lượng. Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị đấu thầu vàng lần thứ hai, giá vàng miếng vẫn có xu hướng tăng không kiểm soát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục