Thành phố Yên Bái: Đưa thương mại, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/10/2020 | 8:00:57 AM

YênBái - Trong 5 năm qua, thực hiện Nghị quyết 17, thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Yên Bái có bước tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng mạnh thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp, thủy sản.

Lãnh đạo thành phố Yên Bái nắm bắt hoạt động của các trung tâm thương mại trên địa bàn.
Lãnh đạo thành phố Yên Bái nắm bắt hoạt động của các trung tâm thương mại trên địa bàn.

Năm 2020, dự kiến thương mại, dịch vụ đạt 51,5%; công nghiệp - xây dựng 46%; nông lâm nghiệp - thủy sản 2,5%; bước đầu đã hình thành được một số yếu tố quan trọng để phát triển lâu dài; hình thành một số nhân tố mới trong phát triển thương mại như siêu thị, cửa hàng tự chọn, cửa hàng tiện tích, trung tâm thương mại; các dịch vụ phát triển tốt hơn như trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, tài chính tín dụng, y tế khám chữa bệnh, khách sạn nhà hàng… 

Hạ tầng thương mại - dịch vụ thành phố phát triển theo hướng hiện đại và đồng bộ, mạng lưới cơ sở kinh doanh, nhất là hệ thống bán lẻ được mở rộng đã thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiềm lực phát triển một số trung tâm thương mại, siêu thị lớn, cửa hàng tự chọn với lượng hàng hóa phong phú, đa dạng với Trung tâm Thương mại Vincom Plaza, 2 siêu thị, 20 cửa hàng tự chọn, 20 cửa hàng chuyên kinh doanh lớn. Hình thành các tuyến phố kinh doanh chuyên ngành như các tuyến phố ẩm thực trên đường Nguyễn Thái Học, Nguyễn Tất Thành; các cửa hàng thời trang trên đường Điện Biên... tạo điểm nhấn nổi bật cho diện mạo đô thị. 

Các ngành dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, vận tải phát triển đa dạng với chất lượng dịch vụ cao, phương thức quản lý tiên tiến. Thương mại điện tử ngày càng phát triển với nhiều hình thức cung ứng, giao dịch, thanh toán hiện đại như: mua bán hàng trực tuyến, thanh toán điện, nước, trả lương qua tài khoản... Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh với những sản phẩm chủ lực như đá, gỗ, giấy vàng mã... 

Có thể thấy, những năm gần đây, tốc độ xây dựng và phát triển đô thị của thành phố diễn ra khá nhanh, nhiều công trình, dự án trọng điểm, quan trọng, có quy mô lớn, liên kết vùng được tỉnh quan tâm triển khai trên địa bàn đã làm thay đổi căn bản bộ mặt đô thị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực phát triển lớn cho thành phố như công trình cầu Bách Lẫm; cầu Tuần Quán; đường Âu Cơ, đường kết nối quốc lộ 37 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đường nối quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; dự án đô thị miền núi phía Bắc.

 Một số chủ trương, cơ chế, chính sách của tỉnh và thành phố từng bước hoàn thiện cùng với sự chỉ đạo, quản lý năng động của cấp ủy, chính quyền thành phố đã tạo môi trường thuận lợi để thương mại - dịch vụ phát triển đúng hướng; phát huy được sức mạnh nội lực của nhân dân trong việc hình thành phát triển các cơ sở thương mại - dịch vụ có chất lượng cao mang tính đổi mới, tiên phong. 

Đánh giá sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 17, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2018 đạt 9.585 tỷ đồng, tăng trên 1.000 tỷ đồng so với năm 2015, ước năm 2020 đạt 13.500 tỷ đồng, đạt 90% Nghị quyết; ước tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 9,9%/năm; tỷ trọng giá trị thương mại - dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế thành phố năm 2020 ước là 51,5% bằng 93,63% so với mục tiêu của Nghị quyết; dự kiến năm 2030 là 65%, bằng 100% so với mục tiêu Nghị quyết. Đóng góp ngân sách của ngành thương mại - dịch vụ năm 2020 ước đạt 80 tỷ đồng, bằng 74,66%; tốc độ phát triển giai đoạn 2016 -2020 dự ước 11,5%/năm, thấp hơn 0,6%/năm so với mục tiêu của Nghị quyết.

Những tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố trong quý II ước giảm khoảng 2.100 tỷ đồng. Khó khăn, thách thức đặt ra đối với hoạt động phát triển thương mại - dịch vụ của thành phố trong thời gian tới, đó là khả năng huy động vốn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngành thương mại - dịch vụ là rất khó khăn do năng lực cạnh tranh thấp, môi trường đầu tư chưa thuận lợi, năng lực quản lý còn hạn chế, chất lượng lao động chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. 

Thành phố chú trọng tập trung triển khai các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu giai đoạn 2020 - 2025 nằm trong tốp đầu của tỉnh về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư, cơ chế, chính sách đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng cho các nhà đầu tư để triển hạ tầng thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại; phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng tự chọn, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng có quy mô lớn theo hướng đạt chuẩn… dọc theo trục đường Âu Cơ, khu đô thị mới xã Giới Phiên, Hợp Minh, nút giao IC12. 

Thực hiện sắp xếp lại các chợ trên địa bàn, chuyển đổi mô hình quản lý chợ Yên Bái đảm bảo hoạt động hiệu quả, từng bước thay đổi thành thói quen, hành vi tiêu dùng theo hướng hiện đại. Phấn đấu tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ trong tổng thu ngân sách thành phố năm nay ước đạt 11,42%; đến năm 2030 đóng góp cho ngân sách đạt 200 tỷ đồng.

Minh Thúy

Tags thành phố Yên Bái thương mại dịch vụ kinh tế mũi nhọn

Các tin khác

Mùa nắng nóng năm 2024 đã đến. Trước những khó khăn trong đảm bảo cung ứng điện đã được dự báo trước, đặc biệt là cao điểm mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 7, nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã sẵn sàng đồng hành cùng ngành điện và cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện, dịch chuyển phụ tải, điều chỉnh phụ tải (DR)…, góp phần hạn chế những nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Sau phiên đấu thầu vàng ngày 23/4, NHNN sẽ tiếp tục phiên đấu thầu tiếp theo vào 25/4.

Khách hàng giao dịch vàng tại Hà Nội.

Phiên mở cửa sáng 24/4, giá vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng, trong khi vàng nhẫn của Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng tăng thêm 100.000 đồng/lượng.

Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trao đổi kỹ năng mua bán hàng hóa qua mạng xã hội.

Thời gian qua, công tác phòng chống buôn lậu (PCBL), gian lận thương mại và hàng giả (GLTMHG) trên địa bàn huyện Yên Bình đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục