Văn Chấn: Hiệu quả cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu quỹ tín dụng nhân dân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/12/2020 | 7:50:52 AM

YênBái - Sau 5 năm thực hiện phương án cơ cấu lại (CCL) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) ngày càng hoạt động vững chắc, trở thành kênh cung ứng vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh (SXKD) phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân…

Nhân dân đến giao dịch tại Quỹ Tín dụng nhân dân xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn. (Ảnh: T.L)
Nhân dân đến giao dịch tại Quỹ Tín dụng nhân dân xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn. (Ảnh: T.L)

QTDND xã Chấn Thịnh được thành lập năm 1996, hiện đang hoạt động trên địa bàn xã Chấn Thịnh và xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn. 

Trước khi xây dựng phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, QTDND xã Chấn Thịnh có tổng nguồn vốn hoạt động gần 31 tỷ  đồng, với 1.226 thành viên, dư nợ cho vay chỉ đạt 28 tỷ đồng và là một trong 2 QTDND của tỉnh bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Yên Bái bắt buộc áp dụng việc thực hiện CCL, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đứng trước bờ vực đổ vỡ. 

Ông Lại Thanh Tâm - Chủ tịch Hội đồng Quản trị QTDND Chấn Thịnh cho biết: bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của NHNN Chi nhánh tỉnh yếu tố quyết định đến sự thành công của phương án CCL gắn với xử lý nợ xấu của đơn vị chính là sự vào cuộc của chính quyền địa phương cùng với quyết tâm của HĐQT, Ban Điều hành và tập thể cán bộ, nhân viên, Quỹ đã thay đổi tư duy kinh doanh lấy việc phục vụ, tương trợ thành viên làm động cơ cho mọi hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thành viên tiếp cận các dịch vụ của Quỹ. 

Từ một đơn vị yếu kém, QTDND Chấn Thịnh phát triển an toàn, hiệu quả, là kênh dẫn vốn và đầu tư hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. 

Đến nay, Quỹ có tổng nguồn vốn gần 93 tỷ đồng, tăng hơn 61 tỷ đồng; 1.718 thành viên, tăng 492 thành viên; dư nợ cho vay đạt 82 tỷ đồng tăng 54 tỷ đồng so với trước khi CCL vào thời điểm 31/12/2015. 
Theo NHNN Chi nhánh tỉnh, đến ngày 31/10, toàn tỉnh có 17 QTDND được cấp phép, hoạt động trên địa bàn 28 xã, phường, thị trấn của 6 huyện, thị, thành phố trong tỉnh. 

Sau quá trình CCL, các QTDND trên địa bàn đã đóng vai trò quan trọng trong thay đổi hình thức hoạt động của hệ thống QTDND, từng bước đưa các quỹ hoạt động vững chắc, trở thành kênh cung ứng vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu SXKD phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân địa phương, hạn chế và đẩy lùi cho vay nặng lãi ở thôn, góp phần giữ vững ổn định, an ninh trật tự, xóa đói giảm nghèo xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, chất lượng hoạt động của các QTDND đã có sự chuyển biến  tốt và tăng trưởng đều qua các năm. Đến 31/10/2020, các QTDND trên địa bàn có 17.938 thành viên, tăng 486 thành viên so với trước khi xây dựng phương án. 

Tổng nguồn vốn hoạt động của 16 QTDND (không tính QTDND Phù Nham đang thực hiện kiểm soát đặc biệt) đạt trên 1.140 tỷ đồng, tăng trên 573,8 tỷ đồng; trong đó, vốn huy động tiền gửi đạt 1.198,7 tỷ đồng, chiếm 85,39% tổng nguồn vốn. Về sử dụng vốn, các quỹ đã mở rộng tín dụng đi đôi với tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng... 

Cùng đó, bộ máy hoạt động của các QTDND cũng được củng cố và tăng cường. Các quỹ đã thực hiện đúng bản chất và mục tiêu hoạt động là tổ chức hợp tác được thực hiện theo mô hình HTX, chấp hành tốt các quy định về cho vay, huy động vốn, kế toán tài chính và quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động. 

Bên cạnh kết quả đạt được, một số QTDND xây dựng mục tiêu, kế hoạch năm còn có chỉ tiêu thấp hơn mục tiêu tại phương án CCL gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 -2020. Cụ thể, đến nay, còn 9 QTDND có tỷ lệ nợ xấu chưa đạt theo phương án phê duyệt. Một số quỹ ở vùng nông thôn việc tuyển dụng cán bộ quỹ còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc đáp ứng các tiêu chuẩn về bằng cấp của chủ tịch HĐQT quỹ, giám đốc và trưởng ban kiểm soát theo quy định tại Thông tư số 21/2019/TT-NHNN ngày 12/9 của NHNN Việt Nam; việc xử lý thu hồi nợ của QTDND xã Phù Nham còn chậm và gặp nhiều khó khăn… 

Để đảm bảo cho hệ thống QTDND hoạt động ổn định, an toàn và phát triển bền vững, thời gian tới, NHNN Chi nhánh tỉnh tiếp tục triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước liên quan đến năm 2020; chỉ đạo các QTDND xây dựng phương án củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan triển khai tốt các nội dung của Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND. 

Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và kiểm tra theo chuyên đề, kịp thời cảnh báo, chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với các QTDND có vi phạm thể lệ, chế độ, kiểm tra việc khắc phục tồn tại, sai phạm theo các kết luận thanh tra, kiểm tra. 

Đồng thời, các QTDND xây dựng tốt phương án củng cố và phát triển QTDND đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; trong đó, tập trung nâng cao năng lực quản trị điều hành của QTDND đặc biệt là hệ thống kiểm soát nội bộ; nâng cao năng lực tài chính và chất lượng tín dụng; tăng trưởng phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng hoạt động, nhất là chất lượng tín dụng; đồng thời, tiếp tục chấn chỉnh củng cố, nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả của QTDND hiện có, bảo đảm các QTDND hoạt động trên nguyên tắc tự chủ, tự nguyện, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên. 

Văn Thông

Tags Văn Chấn cơ cấu lại xử lý nợ xấu

Các tin khác
Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra tình hình sản xuất của Hợp tác xã Bách Lâm, xã Xuân Tầm.

Năm 2020, với những giải pháp chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, quyết liệt triển khai các giải pháp chống thất thu ngân sách, huyện Văn Yên đã cán đích thu ngân sách địa phương trước thời hạn.

Chiều 24/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục siết chặt chuyện đổi tiền lẻ và không in tiền mới mệnh giá nhỏ.

Tại buổi họp báo về họp báo về triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021 diễn ra ngày 24/12, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, Tết Tân Sửu năm nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục siết chặt chuyện đổi tiền lẻ và không in tiền mới mệnh giá nhỏ như những năm trước.

Tín dụng của Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái tăng trưởng trở lại từ tháng 5/2020 sau khi hết thời gian giãn cách xã hội do Covid-19.

Theo báo cáo của Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái, tín dụng 11 tháng đầu năm 2020 đạt hơn 6.300 tỷ đồng, tăng 4,1%. Tín dụng tăng trưởng trở lại từ tháng 5/2020 sau khi hết thời gian giãn cách xã hội do Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục