Yên Bái: Làm gì để ổn định và phát triển cây dược liệu?

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/1/2021 | 1:38:42 PM

YênBái - Qua khảo sát của Hội Đông y tỉnh, Yên Bái có trên 630 loài cây thuốc chữa bệnh được phân thành 11 nhóm thuốc, trong đó, một số loại cây dược liệu quý có giá trị cao như: hoàng liên chân gà, tam thất vũ diệp, tiết trúc sâm, ba kích, đẳng sâm, giảo cổ lam, nấm tỏa dương, thổ phục linh, trà hoa vàng, khôi tía, sơn tra, thảo quả, quế…

Cán bộ kỹ thuật Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải kiểm tra chất lượng giống cây sơn tra.
Cán bộ kỹ thuật Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải kiểm tra chất lượng giống cây sơn tra.

Yên Bái có nguồn cây thuốc tự nhiên phong phú và đa dạng về chủng loại, đất đai và khí hậu phù hợp với nhiều loài cây trồng, trong đó cây dược liệu là nhóm cây trồng có nhiều lợi thế để phát triển.

Qua khảo sát của Hội Đông y tỉnh, Yên Bái có trên 630 loài cây thuốc chữa bệnh được phân thành 11 nhóm thuốc, trong đó, một số loại cây dược liệu quý có giá trị cao như: hoàng liên chân gà, tam thất vũ diệp, tiết trúc sâm, ba kích, đẳng sâm, giảo cổ lam, nấm tỏa dương, thổ phục linh, trà hoa vàng, khôi tía, sơn tra, thảo quả, quế… 

Các cây dược liệu này mọc tự nhiên tập trung ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên. Từ lâu, người dân địa phương đã sử dụng chúng trong phòng và điều trị bệnh tim mạch, kháng u, hạ mỡ máu, chống xơ cứng và xơ vữa động mạch, giải độc, bồi bổ sức khỏe, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư… 

Từ những tiềm năng, lợi thế đó, Yên Bái đã phát triển được một số vùng cây dược liệu lớn như thảo quả khoảng 1.260 ha, quế trên 70.000 ha, sơn tra trên 8.000 ha. Tuy tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển cây dược liệu, nhưng kết quả chưa đạt như kỳ vọng, chủ yếu do yêu cầu về vốn đầu tư ban đầu tương đối cao, so với nhiều cây trồng khác. 

Trong khi đó, đa số người dân bản địa điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu cho mở rộng và phát triển sản xuất. Cùng đó, hệ thống cơ sở nhân ươm sản xuất giống, cơ sở thu gom, sơ chế sản phẩm... còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất với quy mô lớn, tập trung. 

Khi sản xuất dược liệu hàng hóa với quy mô lớn, thì cần thiết phải áp dụng các quy trình kỹ thuật về trồng trọt, thu hái, bảo quản sản phẩm, nhưng thực tế hầu hết các vùng trồng cây dược liệu đều là nơi bà con các dân tộc thiểu số sinh sống, khả năng tiếp thu kỹ thuật mới không đồng đều và còn nhiều hạn chế trong trồng, chăm sóc và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch nên khó khăn cho việc mở rộng phát triển các cây trồng mới yêu cầu kỹ thuật cao hơn. 

Trong khi đó, thị trường tiêu thụ, cây dược liệu thường phụ thuộc nhiều vào các cơ sở thu gom, chế biến dược liệu; các cơ sở này trên địa bàn còn ít, hạn chế về sản lượng và chủng loại thu mua, nhiều chủng loại dược liệu là thế mạnh của địa phương vẫn phụ thuộc vào thị trường tự do là các đầu mối thu gom nhỏ lẻ bên ngoài. 

Chính vì vậy, giá cả, chủng loại, sản lượng còn tiềm ẩn nguy cơ không ổn định. Khó khăn nữa là đất đai và hình thức tổ chức sản xuất vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, các hình thức hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm chưa có. Do vậy, việc phát triển sản xuất cây dược liệu rất khó trong tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và truy nguyên nguồn gốc… 

Để phát huy được tiềm năng thế mạnh cây dược liệu, thời gian tới, tỉnh cần nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong công tác bảo vệ tài nguyên, hỗ trợ đầu tư cho khoa học, công nghệ, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển cây dược liệu, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất đối với những loài cây dược liệu giá trị kinh tế cao; tiếp tục trồng bổ sung, cải tạo, thay thế diện tích cây dược liệu hàng năm, cây lâu năm đã thu hoạch để duy trì ổn định diện tích, sản lượng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống, chăm sóc, thu hái và bảo quản, nâng cao chất lượng chế biến theo các tiêu chuẩn đã được Bộ Y tế ban hành; xây dựng các mô hình ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất; tăng cường khuyến nông, hướng dẫn người sản xuất thực hiện đúng quy trình kỹ thuật về canh tác, thu hái, bảo quản để duy trì và nâng cao sản xuất, chất lượng sản phẩm. 

Đặc biệt, cần thực hiện tiêu thụ sản phẩm qua các kênh là các tổ chức kinh tế; công ty kinh doanh dược liệu, công ty thương mại… để thị trường ổn định, người dân yên tâm sản xuất và nâng cao chất lượng nguồn dược liệu.

 Quang Thiều

Tags Yên Bái cây dược liệu hoàng liên chân gà tam thất vũ diệp tiết trúc sâm ba kích đẳng sâm giảo cổ lam nấm tỏa dương thổ phục linh

Các tin khác
Nông dân xã Vĩnh Kiên vay vốn từ NHCSXH nuôi trâu

Với mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Yên Bình đã thực hiện tốt việc phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên trong quá trình thực hiện nội dung ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Giá xăng được điều chỉnh giảm.

Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.

NHNN hủy phiên đấu thầu vàng miếng ngày 25-4

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (25/4) lại bị hủy do chỉ có một đơn vị duy nhất nộp phiếu dự thầu.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh hơn 1 triệu đồng/lượng.

Sáng nay (25/4), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh tiến sát mốc 85 triệu đồng/lượng. Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị đấu thầu vàng lần thứ hai, giá vàng miếng vẫn có xu hướng tăng không kiểm soát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục