Nông dân Trạm Tấu giữ “đầu cơ nghiệp”

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/1/2021 | 1:39:38 PM

YênBái - Vừa gặt xong vụ lúa, anh Sùng A Páo đã tranh thủ thu gom rơm rạ, phơi khô rồi đánh thành đống lớn để dự trữ thức ăn cho gia súc. Diện tích đất ruộng, đất đồi anh Páo cũng đã tranh thủ trồng 1 ha cỏ voi từ mấy tháng trước.

Người dân xã Bản Công nhóm lửa sưởi ấm cho gia súc ngày giá rét.
Người dân xã Bản Công nhóm lửa sưởi ấm cho gia súc ngày giá rét.

Nhiều năm chăn nuôi nên anh Sùng A Páo ở thôn Km16, xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu hiểu được sự khắc nghiệt của mùa đông vùng cao ảnh hưởng lớn đến đàn gia súc như thế nào. Thế nên, vừa gặt xong vụ lúa, anh đã tranh thủ thu gom rơm rạ, phơi khô rồi đánh thành đống lớn để dự trữ thức ăn cho gia súc. Còn diện tích đất ruộng, đất đồi anh Páo cũng đã tranh thủ trồng 1 ha cỏ voi từ mấy tháng trước. Đây là những nguồn thức ăn chính cho 4 con bò, 2 con trâu của gia đình trong mùa đông này. 

Anh Páo chia sẻ: "Gia đình mình đã làm mới nhà để rơm kiên cố, đảm bảo rơm khô ráo suốt mùa đông. Chuồng nhốt gia súc được quây kín bằng nilon đảm bảo đủ ấm cho trâu, bò khi trời rét đậm". 

Đồng chí Mùa A Sùng - Chủ tịch UBND xã Pá Hu cho biết: "Toàn xã có 973 con trâu, bò. Xác định đây là cơ nghiệp của người dân, xã xác định ưu tiên thực hiện phòng chống rét cho đàn gia súc lên hàng đầu, nhất là trong những đợt rét đậm, rét hại. Cán bộ phụ trách trực tiếp xuống các thôn bản để tuyên truyền nâng cao được nhận thức và tầm quan trọng của việc phòng chống đói, rét cho đàn gia súc cho người dân. 

Đến nay, 100% hộ chăn nuôi ở Pá Hu đã có chuồng trại nuôi nhốt gia súc, trồng 30 ha cỏ làm thức ăn cho gia súc, dự trữ 240 cây rơm. Cứ đến ngày rét đậm, người dân trong xã đã tự giác nhóm lửa sưởi ấm rồi tăng cường nước ấm, muối cho trâu, bò". 

Trạm Tấu hiện có trên 34.500 con gia súc chính, trong đó, có trên 13.000 con trâu, bò. Đến nay, 91% số hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại nuôi nhốt đảm bảo ấm áp, tránh gió lùa. Tình trạng thả rông gia súc hầu như không còn. Bước vào mùa đông năm nay, huyện đã chỉ đạo dự trữ được trên 3.000 cây rơm, trồng mới 39 ha cỏ và 15 ha ngô sinh khối. 

Ngành chuyên môn đã tiêm phòng 27.650 liều vắc-xin tụ huyết trùng, lở mồm long móng cho trâu, bò và dịch tả lợn. Đặc biệt, những ngày giá rét, khuyến nông viên cơ sở đã bám sát địa bàn, đôn đốc hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật trong phòng chống đói, rét cho đàn gia súc, đặc biệt quan tâm đến nguồn thức ăn dự trữ và vận động người dân tiêm phòng một số loại vắc-xin cho đàn gia súc. 

Ông Hà Sông Thao - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trạm Tấu cho biết: "Tuy chính quyền và nhân dân đã có nhiều giải pháp phòng chống rét cho gia súc nhưng ở một số xã ở độ cao trên 1.600 m như: Bản Mù, Bản Công, Xà Hồ, Làng Nhì đã xuất hiện băng giá khiến 42 con bê, nghé, trâu già yếu sức đề kháng kém đã bị chết tính đến ngày 14/1/2021. 

Với diễn biến thời tiết phức tạp như vậy, huyện đã đề nghị các ngành chức năng tích cực vào cuộc, yêu cầu 100% các xã, thị trấn chủ động tuyên truyền, vận động đến các hộ chăn nuôi thực hiện bắt buộc các biện pháp phòng chống đói, rét cho gia súc như: sử dụng bạt dứa, phên cỏ tranh hoặc vật liệu khác có sẵn để che chắn chuồng trại, giữ ấm cho gia súc, tăng cường thức ăn thô xanh, thức ăn tinh và không thả rông gia súc trong những ngày nhiệt độ xuống thấp".
Thu Hằng - Hoài Văn

Tags Trạm Tấu người chăn nuôi phòng chống rét đàn gia súc

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục