Mù Cang Chải tập trung tái cơ cấu nông nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/2/2021 | 1:47:39 PM

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các đề án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản.

Mô hình trồng dứa của Hội Nông dân huyện Mù Cang Chải tại xã Khao Mang.
Mô hình trồng dứa của Hội Nông dân huyện Mù Cang Chải tại xã Khao Mang.

Theo đó, năm 2020, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 12.646,6 ha, tăng 232,1 ha so với năm 2019; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 45.358 tấn, vượt 0,5% kế hoạch giao, tăng 0,9% so với cùng kỳ; sản lượng chè búp tươi đạt 211,1 tấn, vượt 5,5% chỉ tiêu kế hoạch giao; trồng mới 336,57 ha rừng, vượt 34,6% chỉ tiêu kế hoạch giao; tổng doanh thu các sản phẩm từ rừng ước  đạt 103,583 tỷ đồng; tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản đạt 556,3 tỷ đồng, vượt 9,2% kế hoạch; khai hoang 49,7 ha ruộng bậc thang... 

Từ những kết quả đã đạt được, năm 2021, huyện Mù Cang Chải đề ra chỉ tiêu: giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản (giá so sánh 2010) đạt 540 tỷ đồng; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 45.560 tấn; sản lượng chè búp tươi đạt 210 tấn; tổng đàn gia súc chính đạt 79.000 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại 3.650 tấn; trồng mới 186 ha rừng. 

Để phấn đấu đạt được mục tiêu này, ngay từ đầu năm, huyện đã tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học, kỹ thuật; vận động nông dân thực hiện thâm canh, tăng vụ, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, tiếp tục khai hoang ruộng bậc thang nhằm mục đích vừa tăng diện tích đất sản xuất vừa phục vụ phát triển du lịch; khuyến khích, hỗ trợ canh tác trên đất lúa một vụ các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và tạo cảnh quan đẹp như: cải dầu, sâm Hoàng Sin Cô, các loại hoa... 

Cùng với đó, huyện tiếp tục nghiên cứu phát triển mô hình các giống cây bản địa chất lượng cao, có giá trị sản xuất hàng hóa như: nếp Tan Khau Phạ, lúa Séng cù; rà soát, phân loại, lập kế hoạch cải tạo chè, ổn định diện tích 200 ha; duy trì và phát huy hiệu quả các mô hình phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và phát triển mới chuỗi tiêu thụ các sản phẩm: cá hồi, cá tầm, cá chép giòn, cá trắm giòn; xây dựng các điểm sản xuất rau hàng hóa tại xã Nậm Khắt, xã Khao Mang và thị trấn Mù Cang Chải với quy mô hợp lý, đảm bảo chất lượng và số lượng; tiếp tục mở rộng diện tích cây sơn tra; duy trì ổn định diện tích cây thảo quả, sa nhân; khảo sát, xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, thu hút đầu tư vào phát triển cây dược liệu dưới tán rừng, nhất là sâm Ngọc Linh, sâm Tiết Trúc, lan kim tuyến, đẳng sâm, nấm linh chi, nấm hương… 

Đối với phát triển chăn nuôi, huyện khuyến khích nhân dân tập trung phát triển theo hướng bán chăn thả kết hợp chăn nuôi nhóm hộ với hộ cá thể, liên kết các hộ cùng sở thích, chú trọng phát triển chăn nuôi hàng hóa các giống vật nuôi bản địa như: trâu, bò, dê, lợn đen, gà đen; duy trì tốt số đàn ong hiện có, giảm thiểu hiện tượng bốc bay đàn, phấn đấu năm 2021 đàn ong đạt 5.560 đàn (tăng 100 đàn so với năm 2020)... 

Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, huyện tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ tốt diện tích 82.868 ha rừng hiện có; tăng cường kiểm tra phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng phương án, bố trí nguồn lực trồng rừng bổ sung, trồng rừng thay thế, ưu tiên lựa chọn trồng những loại cây gỗ lớn bản địa để tăng chất lượng rừng, duy trì đa dạng sinh học và nâng cao khả năng giữ nguồn nước.

Với nỗ lực, quyết tâm cao, tích cực khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, năm 2021, huyện Mù Cang Chải phấn đấu hoàn thành đạt và vượt các mục tiêu đề ra trong phát triển nông - lâm nghiêp, góp phần xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Hồng Oanh

Tags Mù Cang Chải tái cơ cấu nông nghiệp cây sơn tra mô hình trồng dứa

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục