Yên Bình chú trọng phát triển ngành kinh tế mũi nhọn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/3/2021 | 8:08:30 AM

YênBái - Năm 2020 - năm mà nền kinh tế của tỉnh nói chung, huyện Yên Bình nói riêng chịu sự tác động không nhỏ của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, xác định phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, ứng phó với đại dịch Covid-19, huyện tập trung thực hiện hàng loạt các giải pháp ngay từ đầu năm.

Trung tâm Thiết bị âm thanh R8 Tuân Linh đạt doanh thu gần 3 tỷ đồng năm 2020 và tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động.
Trung tâm Thiết bị âm thanh R8 Tuân Linh đạt doanh thu gần 3 tỷ đồng năm 2020 và tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động.

Đó là, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các khu, cụm CN-TTCN, làng nghề, tổ hợp tác nhằm đáp ứng nhu cầu mặt bằng cho sản xuất.

Đồng thời, thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp cận vay vốn từ các nguồn của trung ương, của tỉnh. Vận động và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân xúc tiến thành lập mới DN, cơ sở sản xuất CN-TTCN, tổ hợp tác để phát triển ngành nghề trong khu vực nông thôn. Tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các DN... 

Theo đó, đến nay, huyện có 810 cơ sở DN, hợp tác xã (HTX) và trên 3.000 hộ kinh doanh cá thể, chủ yếu kinh doanh ở các lĩnh vực khai thác khoáng sản, chế biến gỗ, may mặc, vận tải, hàng tạp hóa… giải quyết việc làm cho trên 3.500 lao động, góp phần gia tăng đáng kể giá trị sản xuất công nghiệp của huyện. 

Điển hình như Trung tâm Thiết bị âm thanh R8 Tuân Linh tại tổ 2, thị trấn Yên Bình hiện đang sản xuất và kinh doanh trên 1.000 sản phẩm thiết bị âm thanh điện tử, điện lạnh. Nhạy bén trong hoạt động kinh doanh, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm và giữ chữ tín với bạn hàng, R8 Tuân Linh nhiều năm qua là DN đứng vững trên thị trường; doanh thu hàng năm đạt 2,5 - 3 tỷ đồng, tạo việc làm, thu nhập thường xuyên cho 12 lao động với mức thu nhập bình quân đạt 4,5 triệu đồng/người/tháng; chấp hành tốt nghĩa vụ đóng góp ngân sách địa phương. 

Công ty cổ phần Yên Thành năm 2020 đạt mức doanh thu 84 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước hơn 280 triệu đồng. 

Giám đốc Công ty - Nguyễn Đức Dũng cho biết: mặc dù gặp nhiều khó khăn như thời tiết mưa nhiều, giá nguyên liệu tăng cao, thị trường tiêu thụ hạn chế do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, nhưng từ việc đi trước đón đầu; chủ động đầu tư thiết bị hiện đại, thu mua dự trữ nguyên liệu; thực hiện tiết kiệm trên mọi khâu trong sản xuất, kinh doanh nên Công ty vẫn duy trì sản xuất ổn định với sản lượng tiêu thụ trên 6.500 m3 gỗ rừng trồng; chế biến trên 1.000 tấn măng muối và măng khô; sản xuất trên 10 vạn bầu giống tre măng Bát độ… và 280 lao động của Công ty vẫn đảm bảo việc làm với mức thu nhập bình quân 5,5 triệu đồng/người/tháng. 

Cùng với phát triển các DN, HTX, xác định làng nghề, tổ hợp tác là nhân tố quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn gắn với bảo tồn phát triển du lịch, việc phát triển các làng nghề truyền thống đặc trưng gắn với bảo vệ môi trường được huyện chỉ đạo quyết liệt. 

Từ làng nghề đầu tiên - Làng nghề đan rọ tôm tại thôn Đồng Tâm, xã Phúc An được bảo tồn phát triển, trên địa bàn huyện Yên Bình đã thành lập được 445 tổ hợp tác. Một số làng nghề và tổ hợp tác đã có sản phẩm trở thành hàng hóa phục vụ du lịch như sản phẩm thêu, dệt thổ cẩm; trang phục dân tộc của các xã: Yên Thành, Phúc An, Cảm Nhân, Tân Hương; sản phẩm mây, tre đan tại các xã: Ngọc Chấn, Phúc Ninh, Xuân Lai… 

Việc duy trì và phát triển mạnh các ngành nghề đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động dôi dư; đồng thời, tạo nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách địa phương. Năm 2020, giá trị sản xuất CN-TTCN của huyện Yên Bình tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm 2019, đạt trên 3.300 tỷ đồng.

Dự báo và nhận diện được những khó khăn như: mặt bằng sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, thiếu vốn sản xuất; sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm, nhất là sản phẩm chè xanh, chè đen; ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 có thể khiến một số DN, HTX hoạt động cầm chừng, thậm chí ngừng hoạt động…; để sản xuất CN-TTCN của huyện phát triển đúng định hướng: nhanh, bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, Phó Chủ tịch UBND huyện - Nguyễn Lê Dũng cho biết: huyện sẽ tiếp tục rà soát quỹ đất ở những địa bàn phù hợp cho sản xuất CN-TTCN; tăng cường quảng bá thế mạnh về sản xuất CN-TTCN có thế mạnh của địa phương như: sản xuất gỗ rừng trồng, chế biến đá vôi trắng, các sản phẩm công nghiệp phụ trợ, tiếp tục thực hiện nghiêm các chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh và hỗ trợ các DN về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực để các DN nhanh chóng đi vào hoạt động có hiệu quả; chú trọng công nghiệp nông thôn, tạo tiền đề vững chắc để huyện Yên Bình hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025. 

Minh Thúy

Tags Yên Bình kinh tế mũi nhọn

Các tin khác
Nông dân xã Vĩnh Kiên vay vốn từ NHCSXH nuôi trâu

Với mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Yên Bình đã thực hiện tốt việc phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên trong quá trình thực hiện nội dung ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Giá xăng được điều chỉnh giảm.

Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.

NHNN hủy phiên đấu thầu vàng miếng ngày 25-4

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (25/4) lại bị hủy do chỉ có một đơn vị duy nhất nộp phiếu dự thầu.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh hơn 1 triệu đồng/lượng.

Sáng nay (25/4), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh tiến sát mốc 85 triệu đồng/lượng. Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị đấu thầu vàng lần thứ hai, giá vàng miếng vẫn có xu hướng tăng không kiểm soát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục