Yên Bái: Hiệu quả chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/4/2021 | 11:15:12 AM

YênBái - Thực hiện Dự án Khuyến nông Trung ương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng và triển khai Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa theo hướng an toàn sinh học có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Yên Bái” năm 2020.

Mô hình chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa ở xã Minh An, huyện Văn Chấn bước đầu cho thấy sự phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.
Mô hình chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa ở xã Minh An, huyện Văn Chấn bước đầu cho thấy sự phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.

Xã Minh An, huyện Văn Chấn được lựa chọn thực hiện Dự án với quy mô chăn nuôi 40 con lợn sinh sản, gồm 4 con lợn đực giống, 36 con lợn nái hậu bị ở 4 hộ tại thôn An Hợp, thôn An Thái từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020. Nhà nước hỗ trợ 100% số lợn giống sinh sản, thức ăn hỗn hợp, vắc-xin, thuốc thú y, hóa chất sát trùng… còn các hộ tham gia đối ứng 100% về cơ sở hạ tầng, chuồng trại, công lao động, thức ăn thô xanh… 

Các hộ dân tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; kỹ thuật chăn nuôi lợn đực giống; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn sinh sản… cả lý thuyết lẫn thực hành. Cán bộ chỉ đạo kỹ thuật trong mô hình thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở các hộ thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu kỹ thuật đồng thời cập nhật thông tin, tổng hợp, báo cáo tiến độ theo quy định. 

Qua 3 đợt kiểm tra của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung tâm Dịch vụ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Văn Chấn phối hợp với UBND xã Minh An cho thấy việc triển khai mô hình bảo đảm đúng tiến độ và đạt yêu cầu, hầu hết các hộ tuân thủ quy trình kỹ thuật, có sổ ghi chép theo dõi. 

Hết năm 2020, tỷ lệ sống đàn lợn bố, mẹ đạt 100%; đàn lợn tăng trưởng, phát triển khỏe mạnh, đã được tiêm 6 loại vắc-xin là tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả lợn, lở mồm long móng, tai xanh, đóng dấu lợn; trọng lượng lợn đực giống trung bình đạt trên 50 kg/con, trọng lượng lợn nái trung bình đạt trên 45 kg/con; tổng số lợn nái mang thai là 36 con; số lợn nái mang thai và lợn nái đẻ đạt yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật đề ra, số con trung bình đạt 5,7 con/lứa; số lợn con được đẻ ra lứa đầu ở cả 4 hộ là 205 con, tỷ lệ lợn con sống đạt bình quân 93,65%. 

Thực tế theo dõi mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản trong 7 tháng đầu, hiệu quả kinh tế chênh lệch so với trước khi thực hiện mô hình là 1.196.320 đồng/1 lợn nái/7 tháng, hiệu quả kinh tế tăng 17,9%. Sử dụng lợn nái giống bản địa tốt, thức ăn đủ thành phần dinh dưỡng, chất lượng tốt, tiêm vắc-xin đầy đủ, thực hiện tốt công tác vệ sinh giúp lợn nái phát triển khỏe mạnh, lợn con sinh ra có sức đề kháng tốt, tỷ lệ sống cao hơn. 

Hiệu quả chăn nuôi lợn đực giống bản địa bước đầu có kết quả khả quan như: lựa chọn con giống đạt tiêu chuẩn, chất lượng con giống khắc phục được hiện tượng giao phối đồng huyết, cận huyết, giao phối không có chọn lọc đã góp phần nâng cao chất lượng, duy trì nguồn gen, những đặc tính quý của giống. 

Sử dụng lợn đực giống bản địa tốt, chăn nuôi theo quy trình kỹ thuật an toàn sinh học giúp lợn tăng trưởng, phát triển khỏe mạnh, tầm vóc và thể trạng cân đối, thiết thực nâng cao hiệu quả phối giống. Từ kết quả này đã nhân rộng ra ngoài mô hình được 10 con/2 hộ ở thôn An Thái. 

Mô hình cho thấy sự phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, dự kiến mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, có khả năng nhân rộng ra các địa bàn khác.

Dự án "Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa theo hướng an toàn sinh học có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Yên Bái” năm 2020 đã góp phần nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi, giảm tình trạng giao phối đồng huyết, cận huyết và bảo tồn, duy trì, phát triển nguồn gen quý. Đồng thời, việc áp dụng quy trình chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ tạo ra sản phẩm an toàn, bảo đảm vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh, góp phần phát triển chăn nuôi.

Giống lợn bản địa ở vùng đồng bào dân tộc Dao huyện Văn Chấn là một trong những giống lợn nằm trong danh sách nguồn gen vật nuôi bản địa Việt Nam. Đây là giống lợn quý, có khả năng thích nghi, kháng bệnh cao, nuôi con khéo, có giá trị kinh tế cao gấp từ 1,5 - 2 lần so với các giống lợn lai, lợn ngoại trên địa bàn do phù hợp với thị hiếu người dùng và có chất lượng thịt thơm ngon.

Nguyễn Thơm

Tags Yên Bái lợn sinh sản giống bản địa vắc-xin là tụ huyết trùng

Các tin khác
Các đại biểu dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Yên Bái

Sáng 23/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến về giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể.

Số lượng vàng trúng thầu khoảng 20% khối lượng Ngân hàng Nhà nước mang ra đấu giá.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 23/4 với 2 thành viên trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng SJC...

Công ty Điện lực Hòa Bình cải tạo nâng công suất trạm biến áp 110 kV Mai Châu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Kế hoạch tổ chức số 2594/BCT-KHTC về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

NHNN thực hiện đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung ra thị trường, giúp bình ổn giá vàng và kéo giảm khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. (Ảnh minh họa: KT)

Sau khi hủy phiên đấu thầu hôm qua (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay (23/4) tiến hành đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục