Yên Bái: Đảm bảo dự trữ hàng hóa thiết yếu phòng, chống thiên tai, bình ổn giá

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/6/2021 | 1:58:13 PM

YênBái - Sở Công Thương đã làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng phân phối xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa tại kho, vừa phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở thời điểm hiện tại, vừa đảm bảo cung ứng kịp thời cho nhân dân khi có thiên tai xảy ra.

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Hằng Hiển, thành phố Yên Bái cam kết bảo đảm đủ hàng hóa phục vụ khi có thiên tai xảy ra.
Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Hằng Hiển, thành phố Yên Bái cam kết bảo đảm đủ hàng hóa phục vụ khi có thiên tai xảy ra.

Nhằm đảm bảo hàng hóa thiết yếu phục vụ công tác phòng chống lụt, bão, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng sinh hoạt của nhân dân, Sở Công Thương đã ban hành Văn bản số 509/SCT-QLTM ngày 3/4/2021 về chỉ đạo các doanh nghiệp là nhà phân phối, đại lý lớn trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm, hàng công nghệ phẩm triển khai công tác dự trữ hàng hóa phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Theo đó, phương án dự trữ hàng hoá được xây dựng với phương châm tại chỗ: huy động các doanh nghiệp tại địa phương thực hiện dự trữ hàng hoá. Bà Hoàng Thị Thủy - Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương cho biết: "Để đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân khi có thiên tai, bão lũ xảy ra, Sở đã chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa, triển khai đồng bộ đến các huyện, thành, thị, đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của các địa phương, không để tình trạng người dân bị đói, thiếu hàng hóa khi có thiên tai”.

Sở Công Thương đã làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng phân phối xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa tại kho, vừa phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở thời điểm hiện tại, vừa đảm bảo cung ứng kịp thời cho nhân dân khi có thiên tai xảy ra. Đồng thời, phối hợp với các địa phương khảo sát, khoanh vùng những khu vực dễ xảy ra mưa lũ, đặc biệt là các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, địa bàn dễ bị chia cắt, cô lập lên kế hoạch cụ thể dự trữ tại chỗ và bình ổn giá cả. 

Về lương thực, ngoài lương thực kinh doanh và phân phối cho các thương nhân trong và ngoài tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo Công ty cổ phần Lương thực Yên Bái dự trữ thường xuyên và kinh doanh trên 300 tấn gạo trị giá khoảng 2,7 tỷ đồng tại Tổng kho lương thực ở tổ 48, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái. Khi cần thiết đơn vị sẽ hỗ trợ cho các địa bàn khác trong tỉnh. Cùng với đó, khai thác nguồn cung từ hệ thống các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn các huyện; cơ sở sản xuất, kinh doanh phân phối trên địa bàn thành phố khoảng gần 200 tấn. 

Về thực phẩm, các doanh nghiệp là nhà phân phối lớn cũng đã chủ động nhập tăng thêm số lượng ngoài hàng kinh doanh đảm bảo dự trữ thêm một lượng hàng hóa nhất định đối với các mặt hàng công nghệ phẩm như mì ăn liền, lương khô, nước uống đóng chai... 

Tại các công ty: TNHH Thương mại dịch vụ Hằng Hiển đảm bảo cung cấp thực phẩm và hàng hóa thiết yếu trị giá 1,5 tỷ đồng; TNHH Thương mại Tuyết Nga đảm bảo cung cấp mì tôm gói, trị giá 1 tỷ đồng; TNHH Hùng Cường đảm bảo cung cấp mì tôm gói và hàng thiết yếu khác trị giá 700 triệu đồng; TNHH Thương mại và Dịch vụ Hải Phượng đảm bảo cung cấp mì tôm gói, phở gói trị giá 500 triệu đồng; Công ty cổ phần Thương mại và Đầu tư Yên Bái đảm bảo cung cấp lương khô trị giá 300 triệu đồng; Doanh nghiệp tư nhân Sức Xuân đảm bảo cung cấp mì tôm, nước uống đóng chai, trị giá 1 tỷ đồng; Siêu thị Vinmart và hệ thống cửa hàng Vinmart+ đảm bảo cung cấp các mặt hàng thiết yếu tiêu dùng hàng ngày như lương thực, thực phẩm, công nghệ chế biến, trị giá 3,5 tỷ đồng. Tổng giá trị kinh doanh hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh ước thực hiện dự trữ trên 8,5 tỷ đồng. 

Bà Phạm Thị Thu Hằng - Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Hằng Hiển cho biết: "Nhiều năm nay, Công ty đều tham gia dự trữ hàng hóa để đảm bảo cung ứng cho người dân khi có thiên tai xảy ra với số lượng lớn và cam kết niêm yết về giá cả, chất lượng sản phẩm khi cung ứng ra thị trường”. 

Sở Công Thương hiện đang phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành và địa phương nắm tình hình và tổng hợp các nhu cầu về hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu của người dân ở các vùng bị thiệt hại, tham mưu cho tỉnh có biện pháp ứng phó hiệu quả; phối hợp với Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường kịp thời ngăn chặn các hành vi lợi dụng bão lụt để đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý và thu lợi bất chính.

Hồng Duyên

Tags hàng hóa thiết yếu phòng chống thiên tai

Các tin khác
Sản lượng lạc xuân ước đạt 1.500 tấn

Vụ xuân năm 2021, huyện Lục Yên gieo trồng 715ha lạc, tập trung nhiều ở các xã: Minh Xuân, Minh Tiến, Vĩnh Lạc… Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân trong huyện đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lạc để giải phóng đất chuẩn bị sản xuất vụ mùa.

Điểm tiêu thụ nông sản tại số 489 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy. (Ảnh: Bích Hồng/TTXVN)

Mô hình phối hợp này không chỉ ngắn hạn trong mùa dịch mà sẽ tạo sự chuyển động trong mục tiêu của ngành nông nghiệp là vừa gia tăng giá trị xuất khẩu vừa chú trọng thị trường trong nước.

Xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm vẫn tăng mạnh.

Hoạt động xuất, nhập khẩu tháng 5/2021 bị tác động bởi làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 bùng phát trở lại nhưng vẫn đạt mức tăng cao.

Cán bộ Chi cục Thuế khu vực Nghĩa Văn - Trạm Tấu trao đổi về công tác thu ngân sách quý II/2021.

Tạo điều kiện và chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp (DN) trong bối cảnh dịch Covid-19, Chi cục Thuế khu vực Nghĩa Văn - Trạm Tấu đã giảm đến mức thấp nhất việc thanh tra, kiểm tra tại DN nhưng tăng cường rà soát, kiểm tra tại hồ sơ khai nộp thuế; chỉ thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo các chuyên đề chống thất thu trọng điểm, những lĩnh vực có rủi ro cao về thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục