Nghị quyết 68 của Chính phủ: Một quyết sách kịp thời

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/7/2021 | 7:33:14 AM

YênBái - So với gói hỗ trợ lần thứ I/2020, gói hỗ trợ lần này của Nghị quyết 68 đã được mở rộng trên phạm vi, hình thức và đối tượng với 12 chính sách hỗ trợ.

Triển khai gói hỗ trợ của Chính phủ sẽ góp phần ổn định lao động, việc làm, bảo đảm đời sống cho người lao động. (Trong ảnh: Công nhân Công ty May xuất khẩu KNF huyện Trấn Yên trong giờ sản xuất).
Triển khai gói hỗ trợ của Chính phủ sẽ góp phần ổn định lao động, việc làm, bảo đảm đời sống cho người lao động. (Trong ảnh: Công nhân Công ty May xuất khẩu KNF huyện Trấn Yên trong giờ sản xuất).


Đại dịch Covid - 19 đã tác động tiêu cực đến sản xuất và thị trường lao động nước ta. Hàng trăm ngàn lao động bị mất việc làm, hàng triệu lao động phải tạm nghỉ giãn việc và giảm thu nhập. Dù đã rất nỗ lực, nhưng các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh cũng đã "ngấm đòn” bởi dịch bệnh.

Đứng trước khó khăn của cộng đồng DN, Chính phủ và tỉnh ta đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ DN và người lao động; trong đó, phải kể tới Nghị quyết (NQ) 68/NQ-CP đã được Chính phủ ban hành kịp thời, góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của đại dịch, phục hồi sản xuất, kinh doanh (SXKD), ổn định lao động, việc làm, bảo đảm đời sống cho người lao động, duy trì mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế.

So với gói hỗ trợ lần thứ I/2020, gói hỗ trợ lần này của NQ 68 đã được mở rộng trên phạm vi, hình thức và đối tượng được hỗ trợ. Theo đó, 12 chính sách hỗ trợ, bao gồm: Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ người lao động ngừng việc; hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng; hỗ trợ bổ sung và trẻ em; hỗ trợ tiền ăn đối với người phải điều trị nhiễm Covid - 19; hỗ trợ một lần đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV, hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề bị ảnh hưởng bởi đại dịch; hỗ trợ kinh doanh; cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất; hỗ trợ đối với lao động tự do và một số đối tượng khác. 

Việc mở rộng phạm vi, hình thức, đối tượng được hỗ trợ theo NQ 68 đã là minh chứng cụ thể nhất cho quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước, đó là "Không để ai bị bỏ lại phía sau” không chỉ trong đại dịch mà còn trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào.

NQ 68 được ban hành không chỉ đơn thuần là giải pháp hỗ trợ cấp thiết trong hiện tại mà còn giúp cho người lao động và DN có sự chuẩn bị cần thiết để tiếp tục tham gia thị trường lao động, bởi Chính phủ đã ban hành chính sách cho vay trả lương ngừng việc và cho vay trả lương phục hồi sản xuất. 

Đây là biện pháp góp phần giúp DN được vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi để trả lương cho người phải ngừng việc và hỗ trợ vốn tín dụng khi quay lại SXKD. Cùng đó, NQ 68 cũng đưa ra chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động với mức hỗ trợ tối đa là 1,5 triệu đồng/người/tháng với thời gian hỗ trợ tối đa là 6 tháng. NQ 68 cũng đã quy định rõ các nguyên tắc trong quá trình thực hiện. 

Đó là, bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; xây dựng tiêu chí, điều kiện thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng tiếp cận chính sách; bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của chính sách và nguồn lực để thực hiện; phân cấp trách nhiệm hỗ trợ giữa ngân sách Nhà nước Trung ương và ngân sách Nhà nước địa phương.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Yên Bái cho biết: "Thực hiện NQ 68 của Chính phủ liên quan đến chính sách hỗ trợ vay vốn để trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng quy định, công khai, minh bạch; đồng thời, tránh việc lợi dụng, trục lợi chính sách, chúng tôi đã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông để chính sách quan tâm của Đảng, Chính phủ sớm đi vào cuộc sống”.

Theo đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức giám sát, chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tổ chức tuyên truyền, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, kịp thời phản ánh thông tin về các cá nhân, cơ quan, tổ chức, DN lợi dụng, trục lợi chính sách (nếu có) để xử lý theo quy định. Các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường phối hợp, tuyên truyền về chủ trương, chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động đến các cấp, ngành, cộng đồng DN, hội viên, nhân dân biết và tổ chức thực hiện. 

Phát huy vai trò tổ chức thành viên mặt trận Tổ quốc tăng cường giám sát quá trình thực hiện đảm bảo chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, công khai, minh bạch, tránh lợi dụng, trục lợi chính sách. Liên đoàn Lao động tỉnh quan tâm chỉ đạo liên đoàn lao động các huyện, thị và cơ quan công đoàn các cấp phối hợp tuyên truyền, phổ biến chính sách, giúp người lao động hiểu rõ quyền lợi khi DN, người sử dụng lao động tham gia vay vốn theo NQ 68 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tham gia thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội, đảm bảo việc thực thi chính sách đi vào cuộc sống, hỗ trợ khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến người lao động.

Lê Phiên

Các tin khác

Sáng nay 28-7, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã ký Công văn 4714 đề nghị áp dụng các biện pháp cấp bách để lưu thông kịp thời hàng hoá trước nguy cơ nông sản đang dư thừa, cung vượt cầu ở phía Nam.

Các loại rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ quả là hàng hóa thiết yếu

Ngày 27-7, Bộ Công Thương đã có công văn hỏa tốc gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thống nhất về danh sách hàng hóa thiết yếu được phép lưu thông khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Một mô hình chăn nuôi trâu bán chăn thả của người dân xã Bản Mù. (Ảnh minh họa)

Đi đôi với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong đầu tư xây dựng, nâng cấp, chỉnh trang cơ sở hạ tầng nông thôn, cấp ủy chính quyền xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu đã tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi tư duy, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vươn lên xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững.

Theo tin từ Bộ Công Thương, 10 nước thành viên trong khu vực ASEAN đang cùng phối hợp chuẩn bị và sẵn sàng cho sự kiện diễn ra vào ngày 8/8/2021.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục