Vốn vay ưu đãi giúp phụ nữ Lục Yên thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/10/2021 | 7:47:57 AM

YênBái - Những năm qua, thông qua hoạt động nhận ủy thác vốn từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện, các cấp Hội Phụ nữ huyện Lục Yên đã giúp hàng nghìn phụ nữ nghèo, gia đình chính sách tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế.

Mô hình chăn nuôi gà thả vườn của chị Đinh Thị Thắng ở xã Mai Sơn.
Mô hình chăn nuôi gà thả vườn của chị Đinh Thị Thắng ở xã Mai Sơn.

Hiện nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện quản lý 101 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) với tổng dư nợ ủy thác do Hội quản lý gần 177 tỷ đồng giúp cho 3.713 hội viên phụ nữ vay phát triển kinh tế. Ngoài việc đứng ra tín chấp cho các hội viên vay, các cơ sở Hội đã tích cực vận động hội viên tham gia gửi tiết kiệm trên 5,9 tỷ đồng. 

Bà Nguyễn Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Lục Yên cho biết: "Để quản lý tốt nguồn vốn ủy thác, ngay từ đầu năm, Hội đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo các cơ sở Hội giúp hộ gia đình hội viên phụ nữ thoát nghèo và thoát nghèo bền vững, hỗ trợ cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể của các hộ nghèo, cận nghèo có thể thoát nghèo”. 

Cùng với đó, Hội đã xây dựng kế hoạch và thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý vốn, đối chiếu hộ vay, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, nghiệp vụ du lịch. Với việc được hỗ trợ vốn vay ưu đãi, nhiều hội viên đã mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đầu tư chuyển đổi hình thức sản xuất, kinh doanh; trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao; đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm; xây dựng các mô hình trang trại tổng hợp; trồng cây ăn quả, trồng rau an toàn cho thu nhập cao. 

Từ nguồn vốn vay ban đầu 30 triệu đồng, chị Đinh Thị Thắng ở thôn Sơn Trung, xã Mai Sơn đầu tư vào chăn nuôi giống gà ta thả vườn. Gia đình chị đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi kiên cố, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, hạn chế tối đa dịch bệnh bên ngoài. 

Hiện nay, tổng đàn gà của gia đình chị có trên 1.000 con. Mỗi năm, gia đình chị xuất bán ra thị trường hơn 3 tấn gà thịt. Với mức giá ổn định 65.000 - 70.000 đồng/kg, gia đình chị thu về trên 100 triệu đồng/năm. Thương lái thu mua sản phẩm của gia đình chị chủ yếu là người dân trong huyện hoặc các địa phương lân cận như tỉnh Hà Giang, Lào Cai, thành phố Yên Bái. 

Chị Thắng chia sẻ: "Được tham gia các buổi tham quan, học tập chăn nuôi ở nhiều nơi, gia đình tôi mạnh dạn vay vốn phát triển chăn nuôi gà thả vườn. Qua nhiều năm, tôi thấy rất phù hợp với điều kiện, giúp gia đình vươn lên thoát nghèo”.

Để nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác, Hội thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV ở địa bàn, thực hiện nghiêm túc, minh bạch công tác bình xét cho vay, đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng, các hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích. 

Trong quá trình các đối tượng vay vốn, Hội cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; duy trì thường xuyên sinh hoạt tổ; tại các buổi sinh hoạt tổ, chị em vay vốn đã được tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Hội; chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi để cùng nhau sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, mang lại thu nhập cao, hoàn trả vốn cho ngân hàng đúng hạn, hạn chế nợ xấu phát sinh, cùng nhau sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, mang lại thu nhập cao.

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý vốn ủy thác với NHCSXH huyện, thời gian tới, Hội LHPN huyện Lục Yên tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong hội viên và quần chúng nhân dân các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chính sách liên quan đến việc khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ phát triển, phụ nữ khởi nghiệp nhằm tạo điều kiện giúp các hộ thoát nghèo tiếp tục được vay vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi góp phần thoát nghèo bền vững; phối hợp xây dựng các mô hình giúp hội viên phát triển kinh tế hiệu quả; tăng cường vận động hộ vay vốn tham gia gửi tiền tiết kiệm; đôn đốc thu nợ đến hạn không để phát sinh nợ quá hạn. Ngoài ra, Hội sẽ tiếp tục phối hợp mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho hội viên.

Anh Dũng

Tags vốn vay ưu đãi Chính sách xã hội Phụ nữ thoát nghèo

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục