Dự kiến giảm 2% thuế giá trị gia tăng

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/1/2022 | 2:37:21 PM

Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến góp ý của nhân dân về dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15.

Giảm 2% thuế suất thuế GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%
Giảm 2% thuế suất thuế GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%

Theo đó, về hướng dẫn chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, Bộ Tài chính dự thảo: Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT), áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến hết 31/12/2022, trừ nhóm hàng dịch vụ sau:

Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, hóa chất và sản phẩm hóa chất;

Sản phẩm hàng hóa dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;

Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin.

Chi tiết hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT quy định tại điểm a và b thực hiện theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục 1, 2 ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT 5% theo quy định của Luật Thuế GTGT thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT.

Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng quy định thực hiện chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Nghị định dự kiến có hiệu lực từ 1/2/2022.

Theo Bộ Tài chính, với chính sách trên, dự kiến thu ngân sách nhà nước năm 2022 giảm khoảng 51.400 tỷ đồng, trong đó, riêng giảm thuế GTGT là khoảng 49.400 tỷ đồng; thực hiện chi phí được trừ đối với các khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 là khoảng 2.000 tỷ đồng.

Số tiền thuế được hỗ trợ này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp, tổ chức và người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch COVID-19 để có thể tiếp tục hoạt động, đóng góp vào kết quả khôi phục lại nền kinh tế của đất nước sau dịch bệnh và góp phần thực hiện an sinh xã hội.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

(Theo VTC)

Các tin khác
Ảnh minh họa:

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 nhằm đạt được mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo đa chiều duy trì ở mức 1%-1,5%/năm.

Đăng ký gói cước D60S của VinaPhone thành công, khách hàng sẽ được miễn phí 1.500 phút gọi nội mạng, 50 phút ngoại mạng và 60GB data mỗi tháng, tương đương 2GB/ngày (hết tốc độ cao dừng truy cập).

Hộ ông Lý Văn Chiến ở thôn Ngòi Nhầy được hỗ trợ bò từ chính sách đặc thù.

Sau hơn 5 năm thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025, các chính sách đã tạo động lực lớn về tinh thần, vật chất giúp đồng bào Phù Lá ở xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên vươn lên trong cuộc sống.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (thứ 4 từ trái sang) cắt băng khánh thành Nhà máy sản xuất gạo Hạnh Phúc

Chiều 18-1, Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Long tổ chức lễ khánh thành Nhà máy gạo Hạnh Phúc. Đến dự có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo một số bộ ngành trung ương, lãnh đạo 2 tỉnh An Giang, Hậu Giang và các đối tác nước ngoài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục