Tín hiệu lạc quan cho công nghiệp Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/7/2022 | 7:32:55 AM

YênBái - Với hàng loạt cơ chế, chính sách được ban hành kịp thời, 6 tháng đầu năm, hầu hết các ngành, lĩnh vực đều trong xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại; trong đó, công nghiệp khởi sắc, doanh nghiệp ký được nhiều đơn hàng mới…

Công ty TNHH Unico Global YB tại Khu Công nghiệp Âu Lâu, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái trong giờ làm việc.
Công ty TNHH Unico Global YB tại Khu Công nghiệp Âu Lâu, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái trong giờ làm việc.

Bà Lê Thị Hậu - Trưởng phòng Phòng Nhân sự - Hành chính, Công ty TNHH Unico Global YB tại Khu Công nghiệp Âu Lâu, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái cho biết: "Công ty 100%  là vốn Hàn Quốc với ngành nghề sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, sản phẩm chính là áo jackets xuất thị trường Hàn Quốc, châu Âu và châu Mỹ… 

Trong 2 năm qua, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Công ty chịu tác động rất lớn của dịch Covid-19. Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, nhu cầu tiêu thụ hàng may mặc tăng trở lại, doanh nghiệp đã sớm kín đơn hàng. Tính riêng 5 tháng đầu năm, đơn vị sản xuất được trên 169.191 sản phẩm, doanh thu tiêu thụ đạt trên 60,3 tỷ đồng; trong đó, doanh thu xuất khẩu 47,2 tỷ đồng, bằng 117% kế hoạch. Hiện, Công ty đã có đơn hàng đến hết năm 2022. Hiện nay, Công ty liên tục tuyển dụng thêm lao động”. 

Hoạt động sản xuất, kinh doanh sôi động cũng đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người lao động. Chị Trịnh Ngọc Tú - công nhân của Công ty phấn khởi: "Đơn hàng nhiều, chúng tôi có việc làm liên tục nên nguồn thu nhập tăng lên. Hiện, mức thu nhập của công nhân đạt bình quân khoảng 7,5 triệu đồng/tháng. Để đảm bảo nguồn hàng chuẩn cho đối tác, chúng tôi đều cẩn trọng trong tất cả khâu sản xuất”.

Chỉ có ngành khai khoáng giảm 13,8% còn các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,2%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng tăng 31,2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,8%. 

Phân theo ngành công nghiệp cấp 2 thì một số ngành sản xuất có chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ như: sản xuất trang phục tăng 35,6%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 33,6%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 41,7%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 27,3%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 9,6%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 30,7%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 8,5%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu tăng 13,6%... 

Ngoài các ngành có mức tăng trên thì một số ngành công nghiệp cấp 2 giảm so với cùng kỳ như: khai thác quặng kim loại giảm 28,2%; chế biến thực phẩm giảm 19,8%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 5%; in, sao chép bản ghi các loại giảm 64,8%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 11,2%...

Báo cáo của Sở Công Thương cũng nêu rõ, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tính đến cuối tháng 6/2022 tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành khai khoáng tăng 0,4%; ngành chế biến, chế tạo tăng 13,1%; sản xuất và phân phối điện tăng 9,5%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,4% so với cùng kỳ. 

Chia theo loại hình doanh nghiệp thì lao động doanh nghiệp nhà nước giảm 27,5% (Công ty Điện lực giảm 50 lao động so với cùng kỳ); khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 11,3%; doanh nghiệp FDI tăng 10,1% (một số doanh nghiệp FDI mở rộng quy mô sản xuất: Công ty TNHH Ngành gỗ Thiên An Việt Nam...). 

Theo khảo sát của các cơ quan chuyên môn thì tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II/2022 so với quý I/2022, có 43,86% doanh nghiệp kết quả sản xuất, kinh doanh tốt lên, 38,6% doanh nghiệp giữ nguyên và 17,54% doanh nghiệp gặp khó khăn hơn. 

Dự báo quý III/2022, kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến chế tạo tốt hơn so với quý II/2022, cụ thể: có tới 54,39% doanh nghiệp có kết quả sản xuất, kinh doanh tốt lên, 36,84% doanh nghiệp giữ nguyên và 8,77% doanh nghiệp gặp khó khăn hơn. 

Dự báo, những tháng tới, sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục khởi sắc nhờ các hiệp định thương mại tự do được thực thi đầy đủ, gói phục hồi kinh tế với các chính sách hỗ trợ, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tác động tích cực đến một số ngành công nghiệp. 

■ Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 6/2022 tăng 0,76% so với tháng trước và tăng 15% so với tháng 6/2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng trên 11% so với cùng kỳ.
■ 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tỉnh Yên Bái ước đạt 147 triệu USD, tăng 13% so với kế hoạch, tương đương 17 triệu USD, tăng 49% so với cùng kỳ. 

Quang Thiều

Tags Yên Bái doanh nghiệp công nghiệp Tín hiệu lạc quan công nghiệp Yên Bái

Các tin khác
Người dân đến Bộ phận “một cửa” Chi cục Thuế thành phố Yên Bái giải quyết thủ tục hành chính.

Năm 2022, thành phố Yên Bái được UBND tỉnh giao thu ngân sách 770 tỷ đồng; trong đó, thu cân đối 466 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất 304 tỷ đồng.

Ngày 4-7, Bộ Tài chính cho biết, 100% tổ chức, doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Số lượng hóa đơn điện tử đã được phát hành là hơn 536,6 triệu hóa đơn.

Xuất khẩu tôm hùm tăng trưởng kỷ lục

Xuất khẩu tôm hùm tăng trưởng kỷ lục trong 6 tháng năm 2022, đạt gần 130 triệu USD, gấp 30 lần so với cùng kỳ năm ngoái năm ngoái.

Các nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Vân Đồn-Móng Cái.

Dù được thông xe vào tháng 1/2022, tuy nhiên do nhiều khó khăn nên tiến độ thi công dự án cao tốc Vân Đồn- Móng Cái bị chậm tiến độ so với dự kiến ban đầu hoàn thành vào ngày 30/4/2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục