Yên Bái cần bảo đảm kịch bản giải ngân vốn đầu tư công

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/9/2022 | 5:43:39 AM

YênBái - Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) là một trong những nội dung quan trọng được tỉnh Yên Bái quan tâm chỉ đạo thường xuyên và đây cũng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2022 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch Covid -19. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân vẫn chậm so với kế hoạch đề ra...

Dự án cầu Giới Phiên, thành phố Yên Bái luôn bảo đảm tiến độ thi công.
Dự án cầu Giới Phiên, thành phố Yên Bái luôn bảo đảm tiến độ thi công.

Ngay từ đầu năm 2022, tỉnh đã triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp nhằm đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư công và xác định đây là nhiệm vụ quan trọng để phục hồi kinh tế sau Covid-19. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân các nguồn vốn thuộc khu vực Nhà nước qua hệ thống TABMIS của Kho bạc Nhà nước từ đầu năm đến hết ngày 31/7/2022 mới đạt trên 1.720 tỷ đồng, bằng 38,95% kế hoạch vốn đã được phân bổ là 4.416 tỷ đồng (cùng thời điểm này năm trước đạt 1.710 tỷ đồng, bằng 39,98% kế hoạch vốn được phân bổ); trong đó, nguồn vốn trong nước do trung ương và địa phương quản lý lần lượt đạt 29,34% và 39,36%. Riêng vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu mới đạt 29,34%, vốn nước ngoài (ODA) đạt 6,46%; vốn chương trình mục tiêu quốc gia 73,63%. 

Theo đánh giá, tỷ lệ giải ngân vốn các dự án đầu tư công còn thấp, nhiều đơn vị, lĩnh vực chưa giải ngân hoặc giải ngân dưới 20%; công tác triển khai thủ tục đầu tư các dự án chậm; tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân thanh toán vốn chưa đồng đều, đặc biệt còn chênh lệch lớn giữa khối huyện (đạt 60,1%) và khối các sở, ban, ngành (đạt 35,1%); một số đơn vị khối ban, sở, ngành chưa thực sự nỗ lực trong thực hiện và đẩy mạnh giải ngân VĐTC dẫn đến kết quả giải ngân còn thấp, chưa phù hợp với tiến độ dự án...

Theo Cục Thống kê tỉnh, các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương đang có tiến độ triển khai thực hiện rất chậm (mới giải ngân đạt 38,8%; trong 2 tháng gần đây không có nhiều chuyển biến tích cực); đồng thời, với mức vốn dư ứng lớn (khoảng 1.000 tỷ đồng/tổng vốn tạm ứng của tất cả các dự án là 1.300 tỷ đồng). 

Vì vậy, dự kiến việc giải ngân vốn ngân sách trung ương bổ sung (dự kiến bổ sung là 350 tỷ đồng) là rất khó khăn. Việc rà soát, đăng ký kế hoạch vốn hằng năm của các đơn vị chủ đầu tư chưa phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện dự án. 

Cụ thể như việc đề xuất kéo dài vốn nước ngoài năm 2021 sang năm 2022 rất khó khăn; tuy nhiên, sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài (hiện nay đang gặp khó do chưa có vốn vay lại), đơn vị chủ đầu tư (Sở Tài nguyên và Môi trường đã dự kiến không giải ngân hết kế hoạch vốn kéo dài khoảng 17 tỷ đồng). 

Do đó, ảnh hưởng đến kết quả giải ngân cả năm 2022 của tỉnh (dự kiến không hoàn trả được số vốn kéo dài này); đồng thời, việc kéo dài vốn đã ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch đầu tư công năm 2023 của tỉnh (nếu bố trí theo kế hoạch vốn được kéo dài thì thiếu kế hoạch năm 2023; nếu bố trí kế hoạch năm 2023 bù cho số vốn dự kiến không giải ngân được sẽ bị vượt kế hoạch đầu tư công trung hạn tại thời điểm lập kế hoạch năm 2023, dẫn đến, hệ thống đầu tư công quốc gia sẽ không chấp nhận kết quả cập nhật của tỉnh); Sở Công Thương, thời điểm đề xuất bổ sung vốn khi chưa giải ngân kế hoạch vốn đã giao; thậm chí, đến nay còn đang giải ngân rất chậm (đạt 22,1%).

Mặc dù đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, xong các dự án trọng điểm chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Do đó, việc triển khai thực hiện theo Kết luận số 345-KL/TU ngày 20/5/2022 của Thường trực Tỉnh ủy chưa được bảo đảm. 

Hiện nay, công tác triển khai thực hiện các quy hoạch đô thị, xây dựng, xây dựng vùng huyện... còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, một phần do nguyên nhân các đơn vị tư vấn còn hạn chế về năng lực, chưa đáp ứng đủ nhân lực; các địa phương còn nhiều lúng túng trong tổ chức triển khai thực hiện các bước lập quy hoạch. 

Kế hoạch vốn năm 2022, UBND tỉnh đã để một phần vốn là trên 40 tỷ đồng (vốn đầu tư 10 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 30 tỷ đồng); tuy nhiên, đến nay mới có 3 nhiệm vụ quy hoạch đủ điều kiện bố trí vốn, với số vốn dự kiến bố trí là 2,9 tỷ đồng. 

Một số chương trình phát triển đô thị của các địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán thực hiện nhưng đến nay chưa có nguồn để bố trí (các nhiệm vụ này không đủ điều kiện bố trí VĐTC; phải bố trí từ vốn sự nghiệp) nên chưa có cơ sở triển khai thực hiện các công việc tiếp theo. Qua tìm hiểu được biết, nguyên nhân chậm giải ngân VĐTC là do khó khăn về thủ tục đầu tư và vướng mắc giải phóng mặt bằng là 2 điểm nghẽn lớn nhất. 

Cùng đó, khối lượng công việc lớn, nên một số dự án còn chậm; một số dự án lớn, quy mô phức tạp, có tính chất đặc thù nên thủ tục đầu tư mất nhiều thời gian; một số dự án liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nên công tác đánh giá hiện trạng rừng phải trình qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình xin ý kiến cho phép của Thủ tướng Chính phủ cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân chung của tỉnh.

Xác định việc thực hiện và thúc đẩy giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022 là nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội sau những tác động của dịch Covid-19; do đó, thời gian tới, mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi chủ đầu tư phải nhận thức về yêu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện các quy định, các chỉ đạo về đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng kế hoạch VĐTC. 

Thực hiện báo cáo công khai kết quả giải ngân hằng tháng, hằng quý với UBND tỉnh, kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu và tham mưu với UBND tỉnh xử lý nghiêm các đơn vị giải ngân chậm do nguyên nhân chủ quan, chưa nỗ lực. 

Bên cạnh đó, phải nâng cao trách nhiệm, quyết tâm của các chủ đầu tư, nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư dự án, chủ động dự báo các khó khăn, vướng mắc khi lập, thẩm định và phê duyệt dự án… 

UBND tỉnh cần rà soát quy trình chỉ đạo điều hành, quy trình vận hành và giải ngân VĐTC, không dừng lại ở mức đôn đốc nhắc nhở, bởi nguyên nhân chậm không phải chỉ do một đơn vị, một chủ đầu tư, mà còn do cả quá trình tổ chức thực hiện dự án từ thủ tục tới thi công. Cần có biện pháp tăng cường thanh tra công vụ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục, phát hiện, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm những hạn chế, tồn tại trong quá trình thụ lý hồ sơ và tổ chức thực hiện, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Qua đó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công, nhất là các công trình, dự án trọng điểm, đã xác định mục tiêu hoàn thành trong giai đoạn 2022 - 2025.

Kịch bản giải ngân VĐTC năm 2022 được tỉnh Yên Bái ấn định hết quý I giải ngân ít nhất đạt 20%; đến hết quý II là 50%; đến hết quý III là 75% và đến hết quý IV thì tất cả các dự án, công trình phải đạt khối lượng hoàn thành tương đương với kế hoạch vốn năm 2022 đã bố trí.

Quang Thiều

Tags vốn đầu tư công đại dịch Covid -19 vốn ODA dự án công trình trọng điểm

Các tin khác
Thành phố tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp, phấn đấu hoàn thành sớm 770 tỷ đồng theo pháp lệnh và hoàn thành thu 863 tỷ đồng theo mục tiêu đã đề ra. (Ảnh: Thủy Thanh)

8 tháng năm 2022, thành phố Yên Bái thu ngân sách đạt 417 tỷ 317 triệu đồng, bằng 54% dự toán tỉnh giao và 48% dự toán thành phố phấn đấu; đạt 116% so với cùng kỳ năm trước .

Thị trường BĐS trầm lắng do các doanh nghiệp thiếu dòng tiền tái đầu tư.

Sau Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 29/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển bền vững, các chuyên gia kinh tế kỳ vọng hàng loạt "điểm nghẽn" của thị trường này sẽ kịp thời được tháo gỡ.

Việt Nam thu hút đầu tư (Ảnh:D.Anh)

Theo cuộc khảo sát của Cushman & Wakefield, Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất và nhì trong nhóm các thị trường mới nổi.

Ảnh minh họa.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 12/9 thay vì ngày mai 11/9 như quy định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục