Ông Cua sẽ đem gạo ST24, ST25 dự thi Gạo ngon thế giới năm 2022

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/11/2022 | 2:06:35 PM

Cuộc thi Gạo ngon thế giới năm 2022 diễn ra giữa tháng 11, được tổ chức tại Thái Lan. Ông Cua sẽ đem hai sản phẩm gạo thơm ST24 và ST25 dự thi.

Hội thi Gạo ngon nhất Việt Nam lần 3 năm 2022
Hội thi Gạo ngon nhất Việt Nam lần 3 năm 2022

Chiều tối 7-11, ông Hồ Quang Cua - "cha đẻ" gạo ST25 - cho biết sẽ đem gạo thơm ST24 và ST25 tham dự cuộc thi Gạo ngon thế giới năm 2022 được tổ chức tại Thái Lan.

"Đích thân tôi sẽ đem hai sản phẩm gạo ST24 và ST25 tranh tài tại cuộc thi này. Mọi việc chuẩn bị hiện đã hoàn tất. Dự kiến tối 15-11, ban tổ chức sẽ công bố kết quả", ông Cua cho biết.

Đề cập đến những "ồn ào" tại cuộc thi Gạo ngon nhất Việt Nam lần 3 năm 2022, ông Cua cho biết ngoài việc ban tổ chức không giữ bí mật mã số của từng loại gạo dự thi, giống lúa được trao giải nhất đã vi phạm thể lệ cuộc thi.

"Theo thể lệ cuộc thi, gạo dự thi đã có kết quả khảo nghiệm DUS đảm bảo yêu cầu về tính khác biệt, đồng nhất và ổn định. Tuy nhiên gạo TBR39 chưa có khảo nghiệm, ban tổ chức cho gạo này dự thi là vi phạm quy chế cuộc thi", ông Cua nói.

Liên quan đến việc trả lại giấy chứng nhận, cúp và tiền thưởng cho ban tổ chức, ông Cua cho biết "đã quyết định và sẽ trả lại trong thời gian sớm nhất". Theo ông Cua, cuộc thi Gạo ngon nhất Việt Nam lần 3 năm 2022 không khách quan khoa học nên thông báo không công nhận kết quả hội thi ngày 4-11 do Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức.

Cuộc thi Gạo ngon nhất Việt Nam lần 3 năm 2022, diễn ra ngày 4-11, có sáu đơn vị tham dự thi với tám mẫu gạo thơm và bốn mẫu gạo nếp.

Ban giám khảo gồm Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hội Đầu bếp Việt Nam, Trung tâm Khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Nam Bộ và Công ty cổ phần giám định và khử trùng FCC.

Kết quả, gạo thơm TBR39 của Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed được trao giải nhất, giải nhì là gạo ST24 của DNTN Hồ Quang Trí (Sóc Trăng) và giải ba là gạo của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời.

(Theo TTO)

Các tin khác
Công nhân may tại Công ty TNHH DaeSeung Global xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình đẩy mạnh sản xuất cuối năm.

Năm 2022, huyện Yên Bình được UBND tỉnh giao dự toán thu ngân sách (TNS) đầu năm là 330 tỷ đồng; trong đó, thu cân đối là 215 tỷ đồng, thu từ tiền giao đất là 115 tỷ đồng. Tại Hội nghị do Thường trực Tỉnh ủy tổ chức ngày 1/11 đã giao thêm cho huyện thu 30 tỷ đồng nữa từ nguồn giao đất để bù vào những nguồn thu bị thiếu hụt do yếu tố khách quan.

Sáng 8/11, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Cập nhật kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng về cải thiện môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái”.

Tỷ lệ chi trả bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với xe máy hiện vẫn ở mức rất thấp. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

Theo VCCI, về tổng lợi ích cho xã hội, bảo hiểm bắt buộc với xe máy không bảo đảm nguyên tắc lợi ích lớn hơn chi phí.

Chị Lường Thị Dung ở xã Phúc Sơn trồng mướp đắng lấy hạt trên đất lúa kém hiệu quả, mang lại thu nhập cao gấp 4 lần so với trồng lúa.

Gia đình chị Lường Thị Dung ở thôn Bản Lanh, xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ vừa chuyển đổi 2 sào ruộng sang trồng bầu, mướp đắng lấy hạt theo hướng dẫn của Công ty Tân Lộc Phát từ đầu năm 2022. Cây trồng mới, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác với nhiều kỹ thuật mới nhưng lại mang về thu nhập cao hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục