Quang Minh phát huy vai trò tổ bảo vệ rừng cộng đồng

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/1/2023 | 7:49:30 AM

YênBái - Người dân ở đây quan niệm: rừng là "mẹ thiên nhiên vĩ đại” che chở cho bản làng không bị thiên tai, lũ lụt, mang lại bầu không khí trong lành, mát mẻ và giữ nguồn nước để phục vụ đời sống, sản xuất.

Các thành viên Tổ bảo vệ rừng xã Quang Minh, huyện Văn Yên tuần tra, kiểm soát rừng.
Các thành viên Tổ bảo vệ rừng xã Quang Minh, huyện Văn Yên tuần tra, kiểm soát rừng.


"Sinh ra và lớn lên giữa núi rừng, cuộc sống, sinh hoạt gắn liền với rừng nên tôi coi rừng như là nhà. Đường đi trên rừng giờ đã thuộc như lòng bàn tay. Trung bình mỗi buổi tuần rừng, chúng tôi đi bộ khoảng 20 km và phải luồn lách qua nhiều lùm cây, bụi rậm, có khi bị ong đốt, vắt cắn là chuyện rất bình thường. Hôm nào thời tiết thuận lợi thì việc đi rừng đỡ vất vả, chứ gặp phải những cơn mưa rừng bất chợt, không có nơi trú ẩn, nước mưa ngấm vào người, có khi về tới nhà đã ốm sốt…” - đó là những lời bộc bạch dung dị nhưng đầy tự hào của chị Nông Thị Lến - Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ Bảo vệ rừng thôn Khe Giềng, xã Quang Minh (huyện Văn Yên). 

Những chia sẻ của chị lý giải vì sao rừng ở Quang Minh mỗi ngày thêm xanh tốt, không còn tình trạng chặt phá rừng, đốt nương, làm rẫy, xâm lấn đất rừng.

Xã Quang Minh hiện có 1.856,4 ha rừng, trong đó rừng phòng hộ 1.330,4 ha; rừng tự nhiên sản xuất 526 ha, nếu chỉ dựa vào lực lượng kiểm lâm phụ trách địa bàn thì công tác bảo vệ, phát triển rừng khó có thể thực hiện tốt được. 

Trước thực trạng đó, cùng với thực hiện giao khoán bảo vệ rừng (BVR) cho các hộ gia đình, cá nhân theo chủ trương của Nhà nước, xã Quang Minh đã thành lập các tổ bảo vệ rừng (BVR) ở các thôn. Tùy thuộc vào diện tích rừng được giao khoán bảo vệ mà số lượng thành viên các tổ nhiều hay ít, có thể là 5,10 hay 15 người. 

Người dân ở đây quan niệm: rừng là "mẹ thiên nhiên vĩ đại” che chở cho bản làng không bị thiên tai, lũ lụt, mang lại bầu không khí trong lành, mát mẻ và giữ nguồn nước để phục vụ đời sống, sản xuất. Bởi thế với những người có trách nhiệm - các thành viên trong Tổ BVR ở Quang Minh đã không quản nắng mưa, hàng tuần, hàng tháng duy trì các cuộc tuần tra, kiểm soát, BVR theo đúng kế hoạch. 

Chị Nguyễn Thị Lan, thành viên Tổ BVR thôn Khe Giềng tâm sự: "Chúng tôi thường đi tuần rừng từ sáng sớm đến chiều tối muộn mới về đến nhà. Thế nên, những bữa ăn trên rừng thường chỉ là cơm nắm, muối vừng, cá khô và ít rau chuối hay măng rừng”. 

Ở Quang Minh hiện nay, ngoài diện tích rừng phòng hộ, xã còn có trên 1.800 ha đất trồng quế, sản lượng khai thác vỏ quế ước đạt 285 tấn/năm. Với các thành viên Tổ BVR thì niềm vui, tình yêu rừng và trách nhiệm với cộng đồng chính là động lực để họ luôn cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát BVR. Đây còn là những tuyên truyền viên tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức BVR, giúp người dân hiểu rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của rừng đối với công tác bảo vệ môi trường và đời sống, sản xuất. 

Đưa chúng tôi đi thăm những cánh rừng xanh ngát, ông Triệu Quý Đức - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quang Minh bày tỏ: "Trước đây, do nhận thức của người dân còn hạn chế nên có thời điểm Quang Minh đã từng xảy ra việc đất rừng bị xâm lấn làm đất sản xuất. Đến nay, 100% số hộ dân trên địa bàn đã ký cam kết BVR và phòng, chống cháy rừng, nội dung BVR cũng đã được đưa vào hương ước, quy ước của thôn, xã. Do đó, tình trạng chặt phá rừng, đốt nương, làm rẫy, xâm lấn đất rừng đã không còn xảy ra. Thay vào đó, những cánh rừng đã ngày càng trở nên xanh tốt, góp phần tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân…”.

Hồng Oanh

Tags Quang Minh Văn Yên tổ bảo vệ rừng

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục