Nghĩa Lộ: Doanh nghiệp phát triển, thị xã phát triển

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/3/2023 | 7:51:42 AM

YênBái - Để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có môi trường kinh doanh thuận lợi, có điều kiện phát triển, năm qua, thị xã Nghĩa Lộ quan tâm triển khai thực hiện những chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh; khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất ngành thương mại, dịch vụ, du lịch là lợi thế, mũi nhọn của địa phương.

UBND thị xã Nghĩa Lộ tổ chức Hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp đầu năm 2023.
UBND thị xã Nghĩa Lộ tổ chức Hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp đầu năm 2023.

Năm 2022, dịch bệnh Covid-19 thời điểm đầu năm cũng như tình hình chiến sự tại Ukraine đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển kinh tế của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. 

Đồng hành, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tháo gỡ mọi khó khăn, thị xã Nghĩa Lộ có 20 doanh nghiệp, 5 hợp tác xã (HTX) thành lập mới; cấp mới, cấp đổi đăng ký kinh doanh cho 295 hộ kinh doanh cá thể, tổng vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng; các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh vẫn duy trì tốc độ phát triển khá. 

Nghĩa Lộ trở thành đơn vị đầu tiên của 9 huyện, thị, thành phố hoàn thành thu ngân sách ngay trong tháng 10/2022 và được biểu dương, khen thưởng ở mức 9 - mức cao thứ 2 trong khối thi đua các huyện, thị, thành phố năm 2022.

Để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có môi trường kinh doanh thuận lợi, có điều kiện phát triển, năm qua, thị xã Nghĩa Lộ quan tâm triển khai thực hiện những chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh; khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất ngành thương mại, dịch vụ, du lịch là lợi thế, mũi nhọn của địa phương. 

Bên cạnh đó, Nghĩa Lộ triển khai hỗ trợ kinh phí khuyến công để đầu tư thiết bị, mở rộng quy mô, thực hiện một số chính sách của Chính phủ về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo ra những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, bước đầu có sức cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cơ bản đều chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện nghiêm nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. 

Tính đến hết năm 2022, thị xã có 20 doanh nghiệp, 5 HTX thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp được quản lý trên địa bàn là 153 doanh nghiệp, 34 HTX, trong đó doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, chiếm khoảng 40%, tính cả doanh nghiệp và HTX trong số này thì chiếm khoảng 47,8%. 

Ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 song nhiều công ty, doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm thị trường, duy trì sản xuất ổn định, tạo việc làm và thu nhập cho lao động địa phương, đưa giá trị sản xuất công nghiệp đạt 360 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch; giá trị sản xuất xây dựng đạt 600 tỷ đồng, tăng 0,3% so với kế hoạch, tăng 4,3% so với cùng kỳ. 

Ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, các doanh nghiệp, cửa hàng, cơ sở dịch vụ lưu trú, khách sạn, homestay được thị xã khuyến khích, tạo điều kiện tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất. Nhờ đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2022 đạt 2.352 tỷ đồng, bằng 100,4% kế hoạch; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 270 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch. 

Đặc biệt, hoạt động du lịch của địa phương có nhiều khởi sắc, lượng khách tăng cao so với cùng kỳ. Thành công tốt đẹp của sự kiện Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xòe Thái” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 đã thu hút khách du lịch đến với Nghĩa Lộ năm qua đạt 276.000 lượt người, vượt 40,8% kế hoạch và doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 173 tỷ đồng, vượt 13,8% kế hoạch. 

Không chỉ đóng góp cho ngân sách Nhà nước, tạo việc làm và thu nhập cho lao động địa phương, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp còn tích cực tham gia hoạt động từ thiện nhân đạo, góp phần làm tốt công tác an sinh xã hội địa phương.

Năm 2023, Nghĩa Lộ đề ra chủ trương: "Doanh nghiệp phát triển, thị xã phát triển”. Thị xã sẽ tập trung phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch; kêu gọi thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ít ô nhiễm môi trường. 

Bên cạnh đó, Nghĩa Lộ phát triển nông nghiệp bền vững gắn với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, tạo sản phẩm hàng hóa sạch gắn với phục vụ du lịch. Địa phương chú trọng thực hiện tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách; lồng ghép các nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới, phường văn minh đô thị. 

Thị xã tiếp tục khai thác các giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch cùng với tích cực triển khai công tác đào tạo nghề và tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 

Thực hiện tốt chủ trương này, thị xã tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phát triển; hướng dẫn, giúp đỡ thành lập mới doanh nghiệp; tư vấn, hỗ trợ, thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các HTX, hộ kinh doanh cá thể kịp thời, đúng pháp luật. 

Đặc biệt, Nghĩa Lộ tập trung tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp quy trình, thủ tục hồ sơ đề nghị UBND tỉnh Yên Bái giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng các công trình thuộc khu phát triển hạ tầng các dự án đầu tư trên địa bàn đúng tiến độ. 

Bên cạnh đó, thị xã tích cực tuyên truyền, phổ biến, vận động các doanh nghiệp chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo cơ quan thuế thường xuyên tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa”. 

Nghĩa Lộ cũng đẩy mạnh chuyển đổi số, bước đầu trong giai đoạn là thực hiện chuyên đề phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thị xã, tạo thói quen thanh toán điện tử, bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt, giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ông Vũ Đức Trung - Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ: 



Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2023, cấp ủy, chính quyền thị xã Nghĩa Lộ sẽ tiếp tục sát cánh, đồng hành với doanh nghiệp để tháo gỡ kịp thời, hiệu quả các khó khăn, vướng mắc; đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh. Thị xã đưa ra một số giải pháp cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh; phối hợp với các sở, ngành của tỉnh giải quyết nhanh, gọn các thủ tục hành chính về cấp chủ trương đầu tư, về đất đai, môi trường, giải phóng mặt bằng… để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đến đầu tư vào địa bàn. 

Thị xã tập trung chấn chỉnh thực hiện tốt kỷ cương, lề lối làm việc, thực hiện chính quyền vì doanh nghiệp, vì người dân; tiếp tục rà soát, điều chỉnh, lập quy hoạch để mời gọi thu hút đầu tư, đặc biệt là các dự án lớn có tính chất đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế thị xã. 

Nghĩa Lộ triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ thành lập mới doanh nghiệp; đào tạo nghề cho lao động; hỗ trợ khuyến công và các chính sách tài chính, tín dụng; giãn, giảm thuế cho các doanh nghiệp theo quy định.

Ông Nguyễn Xuân Đoán - Giám đốc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Nghĩa Lộ:



Hiện nay, Công ty có 11.300 khách hàng sử dụng nước, doanh số trung bình bán ra 130.000 m3/tháng, doanh thu mỗi tháng từ 900 triệu đồng đến 1,1 tỷ đồng. Với khối lượng công việc này, doanh nghiệp không ngừng đổi mới phương thức thanh toán tiền nước đối với khách hàng như triển khai dịch vụ thanh toán điện tử qua hệ thống các ngân hàng, nhằm giảm công sức, nhân lực, thủ tục và tiết kiệm thời gian cho khách hàng, cho Công ty. Chúng tôi mong muốn thị xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân ứng dụng thanh toán điện tử, nâng cao nhận thức về lợi ích chuyển đổi số, từng bước áp dụng công nghệ số trong đời sống xã hội.

Bà Nguyễn Thị Hằng - Giám đốc Quỹ Tín dụng nhân dân phường Trung Tâm:



Năm qua, Quỹ Tín dụng nhân dân phường Trung Tâm bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu thành viên để tổ chức quản trị, điều hành quỹ hoạt động an toàn, hiệu quả, hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ đã đề ra. Có được kết quả này là do Quỹ đã áp dụng cơ chế lãi suất cho vay đa dạng và linh hoạt; phù hợp với nhu cầu của các thành viên và điều kiện sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ thành viên được vay vốn một cách nhanh chóng, đúng pháp luật, đặc biệt là sự tạo điều kiện tốt nhất cho quỹ hoạt động trong lĩnh vực tài chính.

Bà Đinh Thị Đương - chủ Homestay "MuongLo Farmstay”, Bản Lụ 1, xã Phúc Sơn:



Homestay "MuongLo Farmstay” đang là điểm thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm. Nông trại nghỉ dưỡng - hướng tới cho du khách trải nghiệm về sản xuất nông nghiệp, trung bình mỗi tháng gia đình tôi đón 200 lượt khách. Giúp du khách biết đến "MuongLo Farmstay”, chúng tôi đã chú trọng đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu trên các trang mạng xã hội, kết hợp với các dịch vụ trải nghiệm văn hóa và hòa mình với thiên nhiên Mường Lò. Tôi mong muốn rằng thị xã sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho vay vốn, được tập huấn nhiều hơn về kiến thức làm du lịch để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Nguyễn Thơm - Nhật Thanh

Tags Nghĩa Lộ doanh nghiệp thị xã phát triển

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục