Cục Đường bộ yêu cầu tháo dỡ biển "cấm dừng xe quá 5 phút" tại trạm thu phí

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/4/2023 | 2:42:50 PM

Mới đây, Cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản về việc rà soát, chủ động tháo dỡ các biển báo không còn phù hợp với hình thức thu phí không dừng tại khu vực các trạm thu phí do đơn vị quản lý.

Tháo dỡ các biển báo không phù hợp tại trạm thu phí
Tháo dỡ các biển báo không phù hợp tại trạm thu phí

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đã chỉ đạo các doanh nghiệp dự án/nhà đầu tư BOT, VEC triển khai thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức tự động không dừng trên hệ thống quốc lộ, cao tốc.

Tuy nhiên, hiện nay tại một số trạm thu phí còn các biển báo chưa phù hợp với hình thức thu phí tự động không dừng (Ví dụ Biển: Cấm dừng xe quá 5 phút; Cửa nhận vé...).

Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị các nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án BOT, VEC… khẩn trương rà soát, chủ động tháo dỡ các biển báo không còn phù hợp với hình thức thu phí không dừng tại khu vực các Trạm thu phí do đơn vị mình quản lý. Biển báo hiệu thu hồi phải được quản lý, bảo quản theo quy định.

Năm 2018, Tổng cục Đường bộ Việt Nam là đơn vị yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ và nhà đầu tư BOT rà soát hiện trạng biển báo tại các cửa trạm thu phí để tổ chức giao thông theo hướng lắp đặt biển số P.131 "Cấm đỗ xe" phía trước trạm thu phí khoảng 100 - 200m, tùy theo điều kiện cụ thể để xác định khoảng cách đặt cho phù hợp.

Tổng cục này cũng yêu cầu lắp đặt biển "Cấm dừng xe quá 5 phút".

Yêu cầu này của Tổng cục Đường bộ đã gây bất bình trong giới tài xế tuy nhiên phía Tổng cục khẳng định họ hoàn toàn có đủ thẩm quyền đưa ra quyết định dựng biển này.

Theo Nghị định số 56/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT đã quy định, từ ngày 1/10/2022 Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã được kiện toàn lại thành Cục Quản lý đường bộ và Cục Đường cao tốc Việt Nam.

(Theo Dân trí)

Các tin khác
Theo quy định mới, cà phê trồng tại vùng đất có rừng bị phá hoặc suy thoái sẽ không được xuất khẩu vào thị trường EU.

Theo quy định mới của Liên minh châu Âu, những sản phẩm như cà phê, ca cao, gỗ và cao su...nếu xuất xứ từ vùng đất có rừng bị tàn phá, suy thoái sẽ không được xuất khẩu vào thị trường này.

Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Viện nghiên cứu Lâm sinh khảo sát đưa cây keo Úc vào trồng rừng gỗ lớn tại xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình.

Với sự đồng hành của Chương trình FFF, HND tỉnh đã phối hợp tổ chức các diễn đàn đa ngành để người nông dân được nâng cao nhận thức, nhất là thành viên các THT, HTX về những tác động của biến đổi khí hậu và các biện pháp giảm thiểu, thích ứng trong sản xuất nông, lâm nghiệp, góp phần gia tăng giá trị từ rừng.

Công nhân Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Giới Phiên.

Để hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước năm 2023, tỉnh Yên Bái đã giao chi tiết cho các đơn vị, dự án bảo đảm điều kiện tổ chức triển khai thực hiện ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm.

Một góc trung tâm thành phố Yên bái

Đầu tư công mạnh mẽ, hiệu quả và chỉ số PCI ngày một nâng cao mang lại cho Yên Bái những lợi thế không nhỏ về thu hút đầu tư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục