Nghĩa Lộ mùa mận chín

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/5/2023 | 7:39:27 AM

YênBái - Những ngày này, dọc quốc lộ 32 từ huyện Văn Chấn đi thị xã Nghĩa Lộ cơ man là mận. Những quả mận còn nguyên phấn trắng, được xếp đầy trong từng chiếc rổ thu hút bất kỳ ai đi qua. Mận là thức quà đặc sắc mà bất cứ ai trở về từ miền Tây Yên Bái cũng phải một lần mua về làm quà.

Dọc Quốc lộ 32 từ huyện Văn Chấn đi thị xã Nghĩa Lộ cơ man là mận. Những quả mận còn nguyên phấn trắng, được xếp đầy trong từng chiếc rổ thu hút bất kỳ ai đi qua. (Ảnh: FB Bản tin Văn Chấn)
Dọc Quốc lộ 32 từ huyện Văn Chấn đi thị xã Nghĩa Lộ cơ man là mận. Những quả mận còn nguyên phấn trắng, được xếp đầy trong từng chiếc rổ thu hút bất kỳ ai đi qua. (Ảnh: FB Bản tin Văn Chấn)

Đó cũng là vùng trồng mận chuyên canh của xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ; trong đó, ở thôn 8 là phần lớn. Từ chỗ chỉ trồng nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ gia đình thì nay nhận thấy giá trị kinh tế của cây mận đem lại, nhiều người đã mở rộng diện tích, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tạo thu nhập. 

Toàn xã Nghĩa Lộ có trên 25 ha mận, sản lượng hàng năm trên 700 tấn quả. Những hộ trồng mận cho thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm ngày càng nhiều. 

Điển hình như gia đình ông Dương Văn Hiệp ở thôn 8 có 150 gốc mận từ 5 - 13 năm tuổi. Ngay từ đầu tháng 5, vợ chồng ông Hiệp đã tất bật thu hoạch rồi mang ra chợ nông sản Mường Lò bán buôn cho các đầu mối. Mỗi khi có khách đặt riêng, ông Hiệp phải "tăng” ca hoặc thuê thêm người hái để kịp chuyến. Công việc cứ thế mỗi ngày trong khoảng một tháng rưỡi thu hoạch. 

Ông Hiệp chia sẻ: "Mệt nhưng mà vui. Thời điểm này, những người trồng mận như chúng tôi mừng lắm, vì đây là thời điểm đền đáp công sức cho 1 năm chăm bẵm. Hơn 1 tuần vào chính vụ thu hoạch mận tam hoa, giá mận dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/kg mận nhỏ, 20.000 - 30.000 đồng/kg mận to”. 

Theo ông Hiệp, mận ở đây có 3 lần ra hoa. Ngoài chính vụ vào khoảng tháng 1 thì trái vụ sẽ có hoa vào tháng 11 và tháng 3 hằng năm, nhưng vụ này hoa ít, đậu quả không nhiều, song giá trị lại cao hơn hẳn. Nếu chính vụ chỉ bán được trung bình 15.000 đồng/kg thì trái vụ được 60.000 đồng, giúp ông Hiệp thu thêm trên 20 triệu đồng tiền mận vụ này. Cả vụ mận ông Hiệp thu về gần 150 triệu đồng. 

Nông dân xã Nghĩa Lộ thu hái mận.







Những quả mận còn nguyên phấn trắng, được xếp đầy trong từng chiếc rổ thu hút bất kỳ ai đi qua. (Ảnh: FB Bản tin Văn Chấn)

Cách vườn mận ông Hiệp không xa, vườn mận của anh Phạm Văn Rừng cũng đang vào mùa thu hoạch với những chùm mận to tròn, sai lúc lỉu. Năm nay, lúc ra hoa và bắt đầu đậu quả thời tiết khá thuận lợi, nhưng lúc phát triển quả thì thời tiết khô hạn, thiếu nước ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của quả; dẫn đến, trái nhỏ, ít loại mận to so với vụ trước. 

Tuy nhiên, với 100 gốc mận trên 10 năm tuổi, dự kiến vụ này vẫn sẽ cho thu hái trên 10 tấn quả, anh Rừng thu về khoảng 150 triệu đồng. Để có được kết quả đó, từng cây mận được anh Rừng chăm sóc theo đúng kỹ thuật, kết hợp với bón phân hữu cơ. Cây còn được trồng theo hàng lối, cây cách cây 7 mét đủ để cho tán phát triển. 

Anh Rừng cho biết: "Có lẽ, cây mận hợp đất, hợp khí hậu vùng này nên không cần đầu tư, chăm bẵm nhiều mà vẫn phát triển cho năng suất, sản lượng cao. Một năm, tôi chỉ bón phân hữu cơ và sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh lúc ra hoa và bắt đầu đậu quả. Thuốc sử dụng có nguồn gốc sinh học, lại được cách ly sau gần 2 tháng mới thu hoạch nên đảm bảo an toàn, có thể ăn ngay trực tiếp tại vườn”.  

Sở hữu hương vị chua ngọt và giòn tan đặc trưng, mận là thức quà đặc sắc mà bất cứ ai trở về từ miền Tây Yên Bái cũng phải một lần mua về làm quà. Ngoài ra, với giá cả phải chăng, chất lượng đã được khẳng định nên nhiều tiểu thương ở các xã trong tỉnh cũng đặt mua về bán lẻ… Do đó, việc tiêu thụ khá thuận lợi. 

Ông Phạm Xuân Nhuận - Trưởng thôn 8 chia sẻ: "Mặc dù, năm nào cũng tiêu thụ hết nhưng mận ở đây chưa xây dựng được thương hiệu, chủ yếu tự tiêu thụ nhỏ lẻ, mạnh ai người nấy làm nên chưa có sự liên kết cũng không có thương lái thu mua hàng tấn quả mỗi lần như nhiều loại quả khác. Người dân nơi đây rất mong muốn phát triển sản phẩm mận trở thành sản phẩm OCOP cũng như định hướng liên kết chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến, tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm này”.

Hoài Anh

Tags Văn Chấn thị xã Nghĩa Lộ Yên Bái miền Tây sản phẩm OCOP chuỗi giá trị sản xuất chế biến

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục