Công ty cổ phần Thủy điện Mường Kim nộp ngân sách trên 2,6 tỷ đồng

  • Cập nhật: Thứ bảy, 27/5/2023 | 1:35:56 PM

YênBái - Từ đầu năm đến nay, tình hình thời tiết trên địa bàn không thuận lợi khiến kế hoạch sản xuất kinh doanh trong những tháng đầu năm không đạt theo chỉ tiêu mà Công ty đề ra.

Đồng chí Ngô Hạnh Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở công thương, lãnh đạo UBND huyện Mù Cang Chải đến thăm Nhà máy Thủy điện Mường Kim
Đồng chí Ngô Hạnh Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Sở công thương, lãnh đạo UBND huyện Mù Cang Chải đến thăm Nhà máy Thủy điện Mường Kim

Theo kế hoạch năm 2023, sản lượng điện sản xuất kinh doanh của Công ty là 50,34 triệu kWh. Do hạn hán, thiếu nước nên 4 tháng đầu năm, Công ty mới sản xuất được 8,22 triệu kWh, bằng 85,3%  kế hoạch, doanh thu đạt 19,99 tỷ đồng, bằng 88,6% so với kế hoạch, nộp thuế giá trị gia tăng 1,57 tỷ đồng; thuế tài nguyên nước 613 triệu đồng; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước 248 tỷ đồng; phí dịch vụ môi trường rừng 236 triệu đồng. 

Ông Vũ Huy Lượng – Giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện Mường Kim chia sẻ: Để sản xuất điện bảo đảm kế hoạch, đơn vị tuân thủ các nội dung theo giấy phép hoạt động điện lực và quan tâm đảm bảo an toàn điện, an toàn lao động. 

Công ty đã mua sắm đầy đủ trang thiết bị an toàn lao động cho công nhân vận hành như sàn thao tác, dây an toàn, găng tay cách điện, ủng cách điện, bút thử điện và các thiết bị bảo hộ cá nhân khác… Định kỳ 6 tháng 1 lần, Công ty tiến hành kiểm tra, thử nghiệm các thiết bị này, qua đó loại bỏ những thiết bị an toàn không đạt yêu cầu, kém chất lượng. Hàng năm, Công ty đều kết hợp cùng các đơn vị chức năng tổ chức tập huấn an toàn điện, an toàn vệ sinh lao động. Căn cứ kết quả tập huấn, kiểm tra, Công ty thực hiện cấp thẻ an toàn điện theo quy định. 

Quang Thiều

Tags Công ty cổ phần Thủy điện Mường Kim nộp ngân sách

Các tin khác
Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Các học viên tham gia lớp đào tạo nghề làm nấm rơm tại xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2023, huyện Mù Cang Chải được giao vốn trên 142 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương trên 136,5 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã giải ngân 124,2 tỷ đồng, đạt 87,2% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục