Điện, nước, thực phẩm "rủ nhau" tăng giá giữa lúc nắng nóng

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/5/2023 | 2:49:35 PM

Giá lương thực, thực phẩm, điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng nhẹ 0,01% so với tháng trước.

Các chỉ số CPI tháng 5.
Các chỉ số CPI tháng 5.

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng nhẹ 0,01%, với 8 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước và 3 nhóm hàng giảm giá.

Nhà ở và vật liệu xây dựng là nhóm tăng mạnh nhất (1,01% so với tháng trước), chủ yếu do giá nước sinh hoạt, gas tăng. Nhóm văn hoá giải trí và du lịch tăng 0,24% so với tháng trước do trong tháng có kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài nên nhu cầu đi du lịch tăng cao.

Chỉ số giá các nhóm dịch vụ ăn uống; hàng hoá, dịch vụ khác; thiết bị và đồ dùng gia đình; đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón, giầy dép; thuốc, dịch vụ y tế nhích nhẹ.

Ở chiều ngược lại, chỉ số giá nhóm giao thông tháng 5 giảm 2,98% so với tháng trước làm CPI chung giảm 0,29 điểm phần trăm, chủ yếu do giá xăng trong nước giảm 7,83% so với tháng trước, tác động làm CPI chung giảm 0,28 điểm phần trăm do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong nước vào ngày 4/5, 11/5 và 22/5. Giá nhóm phương tiện đi lại giảm 0,07%, trong đó giá xe ô tô mới, xe máy, xe ô tô đã cùng giảm, do nhu cầu tiêu thụ của người dân giảm, trong khi nguồn xe tồn kho lớn khiến các doanh nghiệp phải giảm giá bán để kích thích tiêu dùng. Chỉ số giá bưu chính viễn thông và giáo dục cũng giảm.

So với tháng 12/2022, CPI tháng 5 tăng 0,4% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,43%.

Chỉ số giá tiêu dùng các tháng từ đầu năm đến nay so với cùng kỳ năm trước có xu hướng giảm dần. Trong đó, CPI tháng 1 tăng cao nhất với 4,89%, tháng 2 tăng 4,31%, tháng 3 tăng 3,35%, tháng 4 tăng 2,81% và đến tháng 5 mức tăng còn 2,43%. Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới làm cho chỉ số giá nhóm giao thông so với cùng kỳ năm trước liên tục giảm, từ mức giảm 0,18% trong tháng 2/2023 đã giảm mạnh 8,94% trong tháng 5/2023.

Bình quân 5 tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,83% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,55%). Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu giảm 15,27% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 8,51%, kiềm chế tốc độ tăng của CPI. Tuy nhiên, 2 mặt hàng này lại thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

(Theo TPO)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục