Hướng dẫn kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 sang 2023

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/6/2023 | 3:14:52 PM

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi các bộ, ngành địa phương hướng dẫn việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2022 sang năm 2023.

Đảm bảo đến ngày 31/12/2023 giải ngân hết số vốn được phép kéo dài đã được thông báo.
Đảm bảo đến ngày 31/12/2023 giải ngân hết số vốn được phép kéo dài đã được thông báo.

Theo đó, căn cứ công văn số 361/TTg-KTTH ngày 03/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc kéo dài thời gian bố trí vốn, thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách trung ương năm 2022 sang năm 2023 và danh mục dự án, mức vốn được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo tại công văn số 3394/BKHĐT-TH ngày 05/5/2023, Bộ Tài chính ban hành công văn số 5258/BTC-ĐT hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách trung ương năm 2022 sang năm 2023.

Cụ thể, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thông báo danh mục, mức vốn cho các chủ đầu tư theo danh mục, mức vốn đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo đồng gửi Bộ Tài chính, đồng thời chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương làm thủ tục chuyển nguồn tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch số vốn đã được thông báo kéo dài các dự án để làm căn cứ giải ngân vốn theo quy định.

Khẩn trương gửi hồ sơ ra Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm thủ tục chuyển nguồn, giải ngân

Bộ Tài chính nêu rõ, các chủ đầu tư căn cứ thông báo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương về số vốn kéo dài năm 2022 sang năm 2023 khẩn trương gửi hồ sơ ra Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm thủ tục chuyển nguồn, thủ tục giải ngân theo quy định. Khi thực hiện thủ tục kiểm soát chi đối với phần vốn này, tại mục "Thuộc kế hoạch" của Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, chủ đầu tư ghi rõ là năm 2022 kéo dài sang năm 2023 để làm căn cứ kiểm soát kế hoạch vốn.

Kho bạc nhà nước nơi chủ đầu tư mở tài khoản giao dịch thực hiện việc kiểm soát thanh toán vốn theo quy định, nguyên tắc kiểm soát và thanh toán vốn như sau: Mức vốn ngân sách trung ương năm 2022 được kéo dài sang năm 2023 không được vượt số vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách trung ương năm 2022 còn lại chưa giải ngân của dự án và tối đa không vượt mức vốn năm 2022 của dự án đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo kéo dài. Thời hạn thực hiện và thanh toán vốn đến hết ngày 31/12/2023; việc giải ngân vốn kéo dài năm 2022 sang năm 2023 theo quy định của Nghị định số 99/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công; tổng số vốn tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành của dự án không được vượt số kế hoạch vốn ngân sách trung ương còn lại chưa giải ngân năm 2022 của dự án và mức vốn kế hoạch năm 2022 được thông báo kéo dài sang năm 2023.

Đảm bảo đến ngày 31/12/2023 giải ngân hết số vốn được phép kéo dài đã được thông báo

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đảm bảo đến ngày 31/12/2023 giải ngân hết số vốn được phép kéo dài đã được thông báo; thực hiện công tác báo cáo theo đúng quy định tại Thông tư số 15/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công và thực hiện quyết toán vốn theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 96/2021/TT-BTC quy định về hệ thống mẫu biểu sử dụng trong công tác quyết toán.

Trường hợp trong quá trình thực hiện có vướng mắc phát sinh trong giải ngân vốn kéo dài, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Kho bạc Nhà nước phản ánh ngay về Bộ Tài chính để kịp thời có phương án xử lý.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Các doanh nghiệp mong muốn được tiếp cận vốn tín dụng có chi phí thấp hơn.

Ngân hàng Nhà nước đề xuất các bộ, ngành, địa phương có giải pháp tăng khả năng tiếp cận tín dụng với doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Phạm Hùng

Dự báo, doanh nghiệp (DN) vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do đó rất cần sự đồng hành hỗ trợ của Chính phủ.

Nhóm hàng xuất khẩu tăng nhiều nhất là nhóm công nghiệp và khoáng sản tăng gấp 2,6 lần so cùng kỳ.

Trong 4 tháng đầu năm, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 125,49 triệu USD, tăng 30% so cùng kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý: Không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục