Thác Bà là 1 trong 11 hồ không đủ nước để phát điện

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/6/2023 | 3:26:47 PM

Trong đó, 9 hồ ở mực nước chết: Lai Châu, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Vẽ, Hủa Na, Trung Sơn, Thác Mơ, Trị An.

Từ ngày 1-6 hồ thủy điện Thác Bà đã dưới mực nước chết. Ảnh chụp ngày 8-6.
Từ ngày 1-6 hồ thủy điện Thác Bà đã dưới mực nước chết. Ảnh chụp ngày 8-6.

Ngày 8-6, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Cục ATMT - Bộ Công Thương) vừa có báo cáo về trưởng tình hình vận hành hồ chứa thủy điện.

Theo thông tin từ Cục này, lưu lượng nước về hồ tăng nhẹ so với ngày hôm qua nhưng vẫn thấp.

Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ mực nước các hồ thấp, một số hồ xấp xỉ, dưới mực nước chết.

Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên mực nước các hồ ở mực nước yêu cầu theo quy định của quy trình vận hành. Lượng nước về hồ chủ yếu để điều tiết nước đảm bảo dòng chảy tối thiểu, các nhà máy thủy điện vận hành phát điện bằng lưu lượng nước về.

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp thông tin, một số nhà máy đã phải dừng để đảm bảo an toàn cho tổ máy khi vận hành với lưu lượng và cột nước thấp dưới thiết kế, khó có thể đáp ứng đươc việc phát điện theo quy trình vận hành hồ chứa tại thời kỳ này.

Cụ thể, có 9 hồ ở mực nước chết: Lai Châu, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Vẽ, Hủa Na, Trung Sơn, Thác Mơ, Trị An.

11 hồ thủy điện phải dừng phát điện vì lưu lượng và mực nước hồ không đảm bảo: Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Vẽ, Hủa Na, Trung Sơn, Trị An, Đại Ninh, Pleikrong.


Việc không thể huy động được nguồn điện từ các thuỷ điện đã ảnh hưởng tới việc quản lý, vận hành hệ thống điện và cung cấp điện cho sinh hoạt của người dân, cũng như sản xuất của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Theo dự báo tình hình nắng nóng khô hạn vẫn có thể tiếp diễn trong nhiều ngày tới, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc sản xuất, huy động nguồn điện từ thuỷ điện. Do đó, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân, doanh nghiệp cần sử dụng điện tiết kiệm; sử dụng nguồn nước tiết kiệm và hiệu quả.

(Theo Dân trí)

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục