Mai Sơn: Nỗ lực giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo

  • Cập nhật: Chủ nhật, 22/4/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Mai Sơn (Lục Yên) đã nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn hoàn thành cơ bản các mục tiêu kinh tế - xã hội từng năm, đưa đời sống nhân dân từng bước thoát nghèo.

Mai Sơn đang phấn đấu từng bước giảm 7% hộ nghèo trong năm và tăng dần hộ khá.
Mai Sơn đang phấn đấu từng bước giảm 7% hộ nghèo trong năm và tăng dần hộ khá.

Đối với xã Mai Sơn, sản xuất nông nghiệp là quan trọng đảm bảo đời sống nhân dân, giữ vững an ninh lương thực, đưa lương thực, thực phẩm trở thành hàng hoá. Năm vừa qua, sản xuất nông lâm nghiệp của xã đã tập trung việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chỉ đạo các thôn quy hoạch khoanh vùng sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh, thâm canh cao; phấn đấu sản xuất 56 ha giống lúa chất lượng cao; coi  trọng việc vận động nhân dân sản xuất vụ 3 trên đất 2 lúa, vì vậy mục tiêu đối với nông- lâm nghiệp đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.

So với nhiều xã khác thì Mai Sơn có diện tích đất nông nghiệp ít và riêng diện tích cây lúa nước gieo cấy 2 vụ chỉ có khoảng 314 ha, năng suất đạt 49 tạ/ha/vụ, sản lượng đạt 1.541 tấn. Tuy nhiên, việc sản xuất vụ chiêm xuân gặp rất nhiều khó khăn do hạn hán, không đủ nước. Ảnh hưởng nhất là vụ xuân 2007 toàn xã chỉ cấy được 134 ha, giảm 30 ha so với vụ trước. Để giúp cho nhân dân phát triển sản xuất, xã đã tổ chức triển khai kiểm tra, nạo vét hệ thống kênh mương tại 4 công trình của các thôn, nhằm tận dụng khai thác tối đa hiệu quả các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu. Hơn 20 ha ở thôn Sơn Tây, Sơn Thượng kênh mương có ít nước, xã đã chỉ đạo nhân dân cấy lúa xuân muộn, còn 10 ha ở thôn Sơn Trung không thể khắc phục được vì đầu nguồn không có nước phải chuyển sang trồng màu. Đối với cây ngô, xã có diện tích hàng năm trên dưới 300 ha, năng suất đạt 30 tạ/ha và sản lượng đạt 930 tấn. Nhân dân trong xã cũng đang phát triển mạnh cây sắn, cây đậu tương. Năm vừa qua, toàn xã trồng được 60 ha sắn, tăng gấp hai lần các năm trước; cây đậu tương được 240 ha, năng suất 14,5 tạ/ha/vụ. Thu nhập bình quân đầu người đạt 4,2 triệu đồng một năm. Ngoài ra, xã vận động nhân dân tích cực trồng cây lạc, khoai lang, cây ăn quả... Để xây dựng các mô hình thâm canh lúa, ngô, đậu tương, xã đã ký bảo lãnh với Trạm vật tư nông nghiệp huyện cho các tổ chức, cá nhân tạm ứng vật tư phân bón cho các hộ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Ông Hà Xuân Hịnh- Phó chủ tịch UBND xã cho biết: “Việc phát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ đã góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhân dân. Năm 2006, toàn xã giảm được 82/489 hộ nghèo và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 16,7%. Tuy nhiên, để có nhiều hộ khá và tiến lên giàu thì quả là còn nhiều khó khăn. Trước mắt, xã tiếp tục biện pháp đẩy mạnh việc trồng cây lâm nghiệp và tích cực chăn nuôi đại gia súc trong nhân dân, cùng với đẩy mạnh các mô hình hoạt động kinh tế khác của xã lên một bước”. Bên cạnh việc sản xuất nông nghiệp các hộ gia đình đã tăng cường phát triển kinh tế đồi rừng bằng trồng keo. Xã chủ động tổ chức các vườn cây giống đáp ứng cho nhân dân. Năm 2006 toàn xã trồng được 20 ha keo và 10 ha cây bản địa. Năm 2007 tiếp tục phấn đấu trồng trên 30 ha cây lâm nghiệp. Vận động nhân dân đẩy mạnh chăm sóc, bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Để duy trì và tăng nhanh đàn gia súc, công tác phòng chống dịch bệnh phải được coi trọng, tổ chức thực hiện triệt để, chấp hành nghiêm các chỉ thị, kế hoạch của cấp trên. Do đó, trong xã không có dịch bệnh xảy ra đối với gia súc, gia cầm. Xã phát triển được đàn trâu 910 con, tăng 60 con so với năm trước; đàn bò 71 con, tăng 30 con;  đàn lợn 3.500 con tăng 480 con; duy trì trên 16 ngàn con gia cầm. Xã quan tâm chính sách đầu tư cho vay, đã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện kiện toàn các tổ tiết kiệm vay vốn hộ nghèo. Hiện nay đang xét duyệt phân bổ nguồn vốn vay cho các tổ tín chấp do Hội phụ nữ xã ký uỷ thác với số vốn là 187 triệu đồng.

Bằng nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại nguồn lợi cao, Mai Sơn đang phấn đấu từng bước giảm 7% hộ nghèo trong năm và tăng dần hộ khá, đưa kinh tế- xã hội địa phương phát triển.

Huy Văn

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục