Cát Thịnh khai thác thế mạnh đặc sản địa phương

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/12/2023 | 1:48:02 PM

YênBái - Cát Thịnh đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững, khai thác thế mạnh của vùng, tạo ra các sản phẩm đặc sản, nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Hoàng Văn Kửu ở xã Cát Thịnh kiểm tra chất lượng con giống ba ba gai.
Ông Hoàng Văn Kửu ở xã Cát Thịnh kiểm tra chất lượng con giống ba ba gai.

Khe Kẹn là 1 trong 6 thôn vùng cao của xã Cát Thịnh, địa hình chủ yếu là đồi rừng với 100% đồng bào Mông sinh sống. Vài năm trở lại đây, người dân Khe Kẹn đã biết cách bám rừng và làm giàu từ rừng, hình thành được một tư duy hàng hóa rõ rệt. Ngoài tận dụng thế mạnh đồi rừng rộng lớn để trồng quế, bồ đề, người dân nơi đây còn đẩy mạnh khai thác măng sặt. Nếu như trước đây, nguồn khai thác măng chỉ từ rừng tự nhiên thì những năm gần đây, người dân đã chủ động trồng vầu, trồng sặt để lấy măng. Cây măng phát triển tự nhiên, không cần đầu tư chăm bón như các loại cây trồng khác. 

Anh Vừ A Phềnh - Bí thư Chi bộ thôn Khe Kẹn cho biết: "Người dân Khe Kẹn hiện có 3 nguồn thu nhập chủ yếu là: trồng rừng với trên 100 ha quế, bồ đề; trồng măng sặt với diện tích 30ha và thu hái các loại măng, lá dong, lá xe điếu từ rừng. Trong đó, măng sặt ở Khe Kẹn có diện tích, sản lượng nhiều nhất xã. Mặc dù, mùa thu hoạch chỉ trong thời gian ngắn nhưng trung bình mỗi hộ cũng thu nhập được từ 30-40 triệu đồng, thương lái tới tận nơi thu mua. Có những hộ trồng ở nương đồi của nhà còn thu nhập gần trăm triệu đồng như các ông Hảng Giảng Sinh, Sùng Nủ Khua, Vừ A Xìa… giúp tỷ lệ hộ nghèo trong thôn giảm từ 100% năm 2020 xuống còn 32% vào năm 2023”. Sau tết Nguyên đán sẽ bắt đầu vào mùa thu hoạch măng ở các bản Khe Kẹn, Ba Chum, Làng Ca, Đồng Hẻo...

Ba ba gai là sản phẩm đặc sản của Cát Thịnh với gần 300 hộ nuôi ba ba thương phẩm và ba ba sinh sản, tổng diện tích ao nuôi khoảng 12 ha. Nghề nuôi ba ba ở xã Cát Thịnh hiện đã có sự liên kết đầu tư khá bài bản giúp các hộ nuôi có thu nhập tốt, trong đó khoảng 40% hộ nuôi thu nhập 300 triệu đồng/năm trở lên. 

Ông Hoàng Văn Kửu ở thôn Ba Khe chia sẻ: "Gia đình tôi có 1.500 m2 ao nuôi duy trì khoảng 600 con ba ba bố mẹ. Để có nguồn nước bảo đảm vệ sinh, tôi đã đầu tư xây dựng hệ thống đập đấu nối từ đầu nguồn và hệ thống ống dẫn nước về đến tận ao nuôi. Mỗi năm, gia đình cung cấp ra thị trường khoảng 1 vạn con giống, với giá bán năm nay là 50.000 đồng/con. Khách hàng thì ở khắp các địa phương trên cả nước. Mặc dù năm nay, giá ba ba sinh sản giảm một nửa so với năm ngoái và giảm xuống 4 lần so với năm 2020, song sau khi trừ chi phí, gia đình tôi vẫn thu về khoảng 300 triệu đồng. Tuy thấp hơn nhiều năm nhưng nuôi ba ba vẫn là một nghề cho thu nhập tốt”. 

Cùng với măng sặt, ba ba gai, những năm gần đây, nhiều nông dân Cát Thịnh đã mạnh dạn thử nghiệm đưa những giống vật nuôi đặc sản như: mô hình nuôi dúi, cầy hương của anh Triệu Sinh Luân, mô hình cung ứng giống và chăn nuôi gà đen bản địa của Nguyễn Thanh Bình… 

Ông Đinh Trọng Quyết - Chủ tịch UBND xã Cát Thịnh cho biết: "Xã Cát Thịnh xác định để giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân cần có những mô hình sản phẩm đặc sản, dễ bán, được giá, lại phù hợp với trình độ canh tác của người dân. Bởi vậy, xã xác định măng sặt thì phù hợp với các thôn vùng cao, còn vùng thấp sẽ phát triển chăn nuôi (ba ba, lợn, gà đen bản địa...). Xã tận dụng nguồn lực từ Đề án phát triển măng sặt của huyện hỗ trợ người dân 2 triệu đồng/ha phát triển măng sặt; nguồn lực từ Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng đặc sản; đồng thời, tích cực phối hợp với chính quyền cấp trên hoàn thành các thủ tục hành chính để ba ba gai có "giấy khai sinh”, có nguồn gốc rõ ràng phục vụ xuất khẩu trong tương lai”. 

Để nhân rộng các mô hình một cách bền vững, xã cũng đã tổ chức tuyên truyền, định hướng cho người dân phát triển cây, con giống phù hợp với điều kiện, không chạy theo phong trào, tự phát. Đồng thời, khuyến khích dân chủ động liên kết với các đơn vị để được chuyển giao kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm; tìm đơn vị cung ứng nguồn giống đảm bảo chất lượng.     

Hoài Anh

Tags Cát Thịnh Văn Chấn kinh tế nông nghiệp sản phẩm đặc sản

Các tin khác
Giá vàng trong nước sáng nay tăng vọt.

Giá vàng trong nước sáng nay tăng sốc đối với vàng nhẫn, vàng trang sức 24K trong khi duy trì vùng đỉnh lịch sử 80 triệu đồng đối với vàng SJC.

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.

Ngày 28/12, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024 của ngành Giao thông vận tải. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chỉ đạo Hội nghị.

Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp tết.

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-BCT về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Người dân xã Nghĩa Lộ thu hoạch cam

Phát huy thế mạnh địa phương, những năm qua, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đa dạng hóa tập đoàn cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả, hình thành nhiều vùng chuyên canh nâng cao giá trị kinh tế và thu nhập cho nông dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục