Yên Bái: Trao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho “Rượu thóc La Pán Tẩn” (Mù Cang Chải)

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/5/2024 | 8:25:04 AM

YênBái - Cùng với 2 sản phẩm hoa hồng Mù Cang Chải (Hợp tác xã Hoa hồng Nậm Khắt xã Nậm Khắt) và chè Shan tuyết Púng Luông (Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Púng Luông), vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái và Trung tâm Phát triển công nghệ cao phối hợp với UBND huyện Mù Cang Chải tổ chức Hội nghị trao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho "Rượu thóc La Pán Tẩn” (Hợp tác xã Du lịch Đồi Mâm Xôi, xã La Pán Tẩn).

Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ trao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể
Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ trao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể "Rượu thóc La Pán Tẩn”, “Hoa hồng Mù Cang Chải” và “ Chè Shan tuyết Púng Luông".

Hiện nay, sản phẩm rượu thóc được sản xuất chủ yếu trên địa bàn bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn với gần 200 hộ sản xuất, tổng sản lượng trung bình đạt trên 30.000 lít/năm. 100%  hộ sản xuất rượu thóc đều áp dụng phương pháp nấu truyền thống. Nguyên liệu chính để sản xuất bao gồm: thóc, men lá, nguồn nước mạch tại địa phương. Theo tính toán của người dân, trừ chi phí đầu vào, mỗi lít rượu hộ sản xuất có thể lãi trên 10.000 đồng.

Sau khi được trao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể "Rượu thóc La Pán Tẩn”, Hợp tác xã Du lịch Đồi Mâm Xôi xã La Pán Tẩn sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng rượu, tổ chức đứng tên, xây dựng mẫu logo sản phẩm, bản đồ chỉ dẫn địa lý, có quy chế quản lý sử dụng sản phẩm, website quảng bá sản phẩm và các điều kiện khác đảm bảo theo đúng quy định pháp luật, góp phần tăng thêm thu nhập cho các hộ dân vùng cao Mù Cang Chải nấu rượu theo phương pháp truyền thống này. 


Văn Tuấn

Tags Mù Cang Chải ruộng bậc tháng Rượu thóc La Pán Tẩn hoa hồng

Các tin khác
Lãnh đạo xã Mai Sơn kiểm tra lúa xuân

Đến nay, diện tích lúa cấy trên địa bàn huyện Lục Yên đang trong giai đoạn trỗ bông, chắc xanh. Bà con nông dân đang tập trung chăm sóc, bảo vệ để đạt năng suất, sản lượng cao.

Người lao động Hợp tác xã Chè Vạn Hoa sơ chế chè nguyên liệu.

Tính đến hết quý I/2024, toàn tỉnh Yên Bái có 738 hợp tác xã, 5.310 tổ hợp tác hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực với trên 60.000 thành viên.

Các doanh nghiệp mong muốn được tiếp cận vốn tín dụng có chi phí thấp hơn.

Ngân hàng Nhà nước đề xuất các bộ, ngành, địa phương có giải pháp tăng khả năng tiếp cận tín dụng với doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Phạm Hùng

Dự báo, doanh nghiệp (DN) vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do đó rất cần sự đồng hành hỗ trợ của Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục