Thị trấn Mù Cang Chải: Phát triển kinh tế gắn với xây dựng đời sống văn hóa

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/6/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của huyện, thị trấn Mù Cang Chải đang từng ngày thay da đổi thịt. Đặc biệt, nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thay đổi tập quán canh tác cũ, lạc hậu mà thị trấn đã tự cân đối được lương thực, hàng năm không phải đề nghị huyện hỗ trợ cứu đói giáp hạt.

Nông dân huyện  Mù Cang Chải đang gieo cấy vụ mùa.
Nông dân huyện Mù Cang Chải đang gieo cấy vụ mùa.

Là một thị trấn vùng cao, do vậy trong chương trình phát triển kinh tế của mình Đảng bộ thị trấn xác định nông nghiệp là thế mạnh và tập trung ở ba mũi chính: Sản xuất lương thực, trồng rau màu và chăn nuôi. Diện tích lúa nước cả năm chỉ có 52 ha, Đảng bộ thị trấn đã lãnh đạo nhân dân tăng vụ. Thị trấn đã quy hoạch xây dựng cánh đồng cao sản 10 ha gồm: lúa, ngô, cá, rau mầu kết hợp bước đầu cho kết quả đạt 35 triệu đồng/ ha, đây là mô hình đang được áp dụng tại bản Thái -  một bản nhỏ có 40 hộ dân, 100% là người dân tộc Thái. Trước đây dân bản Thái chỉ làm một vụ lúa, thời gian còn lại đi làm thuê hoặc đánh bắt cá, đời sống khó khăn.

Ông Nguyễn Thế Cương - Chủ tịch UBND thị trấn cho biết: "Vài năm trở lại đây, nhờ tích cực tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, dân bản đã biết đưa các giống lúa lai năng suất cao vào thay thế giống địa phương năng suất thấp, kết hợp với trồng ngô nếp, rau mầu đưa mức thu nhập trên một ha đạt 35 triệu đồng". Đây là mức thu khá cao mà ngay ở vùng thấp nhiều nơi chưa đạt đến. Hiện tại, với 8 ha rau mầu bản Thái là nơi cung cấp rau xanh chính cho thị trấn và một số xã lân cận.  Nông dân được giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật, thời vụ…đã đầu tư thâm canh, năng suất lúa cả năm đã tăng lên 96 tạ/ha. Cũng trên diện tích này, nông dân trồng ngô xuân, cho năng suất khá cao.

Năm 2006, thị trấn đã đạt tổng sản lượng lương thực 322 tấn, bình quân lương thực đầu người gần 200 kg/năm, bảo đảm an ninh lương thực. Chăn nuôi cũng là một hướng đi mà Đảng bộ thị trấn tập trung lãnh đạo theo hướng chăn nuôi gắn kết chặt chẽ với trồng trọt và giá trị đem lại từ chăn nuôi cũng rất cao. Các chương trình dự án và nguồn vốn tín dụng trên địa bàn đã giúp nông dân có vốn phát triển chăn nuôi; thu hút nhân dân nuôi và thả cá ruộng trên diện tích 7 ha; chú trọng phát triển nghề nuôi ong với trên 100 đàn ong cho sản lượng đạt 600 kg mật ong đã góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho người dân. Mỗi năm thị trấn phấn đấu giảm 5 đến 10 hộ nghèo.

Cùng với phát triển kinh tế, thị trấn còn đẩy mạnh các hoạt động tự quản trong cộng đồng, nhất là từ khi có cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" đã triển khai đến từng tổ dân bản, soạn thảo quy ước làng, bản. Bản quy ước sau khi soạn thảo được đưa ra lấy ý kiến của nhân dân, vì vậy khi triển khai thực hiện được nhân dân đồng tình ủng hộ. Nội dung của bản quy ước chủ yếu được đề cập tới là nếp sống văn hóa, đạo lý gia đình, giữ gìn an ninh trận tự, bảo vệ các công trình và tài sản tập thể cũng như của công dân, giữ gìn môi trường trong sạch, bài trừ các tệ nạn xã hội. Hiểu rõ những ý nghĩa thiết thực của việc xây dựng làng xã văn hoá, đến nay toàn xã có 100% hộ dân  đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, trong đó có 344/464 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, đạt 74%. Thị trấn có một bản được công nhân bản văn hoá cấp tỉnh, có sân vận động để tạo điều kiện cho phong trào thể dục thể thao phát triển, nhân dân chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như những quy định của địa phương.

Một vấn đề bức xúc nhất hiện nay của thị trấn mà Đảng bộ tập trung tuyên truyền chỉ đạo đó là tình trạng tảo hôn; nam nữ lấy nhau không đăng ký kết hôn; sinh con nhưng không đăng ký khai sinh. Cấp uỷ, chính quyền thị trấn xác định muốn xoá bỏ được tình trạng trên cần phải tập trung tuyên truyền xoá bỏ những tập tục lạc hậu, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng tổ chức đoàn thể. Chi hội người cao tuổi hưởng ứng phong trào ông bà mẫu mực con cháu hiền thảo; Chi hội phụ nữ đăng ký không còn hội viên sinh con thứ 3; chi hội nông dân quan tâm tạo điều kiện cho hội viên nghèo vay vốn phát triển sản xuất, tư vấn về khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; các chi đoàn thanh niên giữ vai trò nòng cốt trong việc giữ vệ sinh môi trường, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, thể hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.     

Anh Dũng

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục