Phê duyệt Đề án quản lý, khai thác tài sản hạ tầng đường sắt quốc gia

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/8/2024 | 1:59:15 PM

Ngày 5/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 797/QĐ-TTg phê duyệt Đề án quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý.

Theo đó, đến hết năm 2030, giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR - doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý theo hình thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Sau năm 2030, Bộ Giao thông vận tải tổ chức đánh giá thực trạng, hiệu quả việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia giai đoạn trước để quyết định giao tài sản theo quy định.

Quyết định cũng nêu rõ, công tác quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đường sắt, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và pháp luật khác có liên quan.

Bộ Giao thông vận tải giao dự toán ngân sách và tổ chức thực hiện quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo các quy định về ngân sách nhà nước; về quản lý, sử dụng tài sản công; về đường sắt và quy định khác có liên quan.

Bộ Giao thông vận tải tổ chức đặt hàng toàn bộ đối với việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia với VNR, còn VNR tổ chức thực hiện, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải về việc thực hiện quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác, đúng quy định,...

(Theo NDO)

Các tin khác
Nhiều doanh nghiệp đầu tư dây chuyền hiện đại, áp dụng kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất cho ngành chế biến gỗ rừng trồng Văn Chấn.

7 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Văn Chấn đạt 1.086 tỷ đồng, tăng 15,61% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 67,04% kế hoạch.

Yên Bình hiện có trên 300 hộ dân nuôi trồng thủy sản với hơn 2.200 lồng nuôi cá và 230 ha diện tích mặt nước quây lưới nuôi cá.

Là huyện được đánh giá có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển nông nghiệp, nông thôn đa giá trị, thời gian qua, huyện Yên Bình đã tập trung lãnh đạo phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa.

Lãnh đạo huyện Trấn Yên giới thiệu với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan những sản phẩm OCOP của địa phương trong chuyến thăm và làm việc tại Yên Bái ngày 22/6/2024 .

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Yên Bái đã công nhận thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao, đạt 40% kế hoạch.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái giải tỏa vật kiến trúc, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Thành phố đã phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và cán bộ cơ sở ở xã, phường vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương thức tuyên truyền vận động giải phóng mặt bằng cá công trình, dự án theo phương châm "mưa dầm thấm lâu”, "đối tượng nào hình thức đó”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục