Pá Hu làm gì để xoá đói giảm nghèo
- Cập nhật: Thứ ba, 14/8/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Cả xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) có 271 hộ nhưng chỉ có 22 ha ruộng nước, trong đó diện tích cấy được hai vụ lúa chỉ có 18 ha, năng suất thấp hầu hết là giống lúa thuần, lúa nương. Thiếu kiến thức KHKT, phân bón trong việc gieo cấy cộng với khí hậu vùng cao khắc nghiệt nên năng suất lúa chỉ đạt không bằng một nửa vùng thấp.
|
Ruộng ít, đất đai bạc màu, đọ dốc cao, không đủ nưcớ tưới nên hầu như vụ 3 ở xã vùng cao này không làm được. Mỗi khi giáp hạt, chính quyền địa phương vẫn phải đề nghị UBND huyện Trạm Tấu hỗ trợ hàng tấn gạo để cứu đói cho người dân.
Đất rừng là thế mạnh nhưng do phong tục canh tác công với thói quen chặt phá rừng làm nương rẫy, cuộc sống du cach du cư đã khiến nhiều diện tích đồi rừng bị bạc màu. Các dự án, chương trình trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc như 327, 661 đã được triển khai ở xã nhưng hiệu quả không cao. Năm 2006, các hộ dân trong xã được nhận 30 con bò của huyện và tỉnh, nến cộng thêm số lượng bò hiện có thì tổng đàn bò của xã lên tới hơn 200 con. Song với cách nuôi theo phương pháp chăn thả tại xã không đem lại hiệu quả bởi người dân đã quen với việc chăn thả tự nhiên. Số lượng đàn tăng trong khi chất lượng không đảm bảo, chăn nuôi chưa trở thành hàng hoá vẫn là kiểu tự nhiên, mạnh ai nấy làm.
Đất canh tác thiếu trong khi diện tích đòi núi trọc khá nhiều, chiến đến hơn 1.000 ha trong tổng diện tích đất rưnggf tự nhiên. Bí thư Đảng uỷ xã Hờ A Tông cho hay: Trước kia đây là những cánh rừng già đầu nguồn, nó vừa giữ nước, che chắn, cung cấp nước sinh hoạt quanh năm cho người dân. Nhưng nạn khai thác gỗ quý nổi lên từ những năm 1993 do vậy hậu quả là những khe suối khô cạn, rừng cháy rụi…
Trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, sự phân bố dân cư không đồng đều, 5 thôn bản nhưng có những thôn cách xã trung tâm xã đến gần 20 cây số đường rừng; 100% là đồng bào Mông, cuộc sống cheo leo nưng chừng núi. Cái đói cái nghèo của người Mông ở Pá Hu không thể tính bằng năm, bằng tháng mà phải tính bằng cả đời người.
Vấn đề giải quyết đói nghèo cho người dân Pá Hu không có cách nào khác là chính những con người ở đây phải biết tự vươn lên, từ bỏ lối làm ăn manh mún, lạc hậu quen trông chờ ỉ lại. Từ những tiềm năng và nội lực của địa phương, cán bộ lãnh đạo xã cần có những định hướng cụ thể cho người dân bằng cách vận động nhân dân làm chuồng trại, trồng cỏ voi, đẩy mạnh việc chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hoá.
Xã cần vận động nhân dân trong việc trồng và tu bổ rừng đầu nguồn, phối hợp với kiểm lâm huyện trong việc giao khoán rừng đến từng hộ dân để tiện việc quản lý và bảo vệ. Chính quyền xã cần phối hợp với trung tâm khuyến nông huyện chuyển giao tiến bộ KHKT trong chăn nuôi, trồng trọt đến từng hộ gia đình, sao cho người dân có thể khai thác và phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế gia đình. Đẩy mạnh phong trào văn hoá, y tế, giáo dục đến từng hộ dân để xây dựng một cuộc sống mới. Có như vậy cuộc sống của người dân Pá Hu mới dần ổn định và thoát khỏi đói nghèo.
Thanh Tân
Các tin khác
YBĐT - Vụ mùa năm 2007, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã mạnh dạn đưa giống dưa chuột bao tử vào trồng thử nghiệm tại phường Cầu Thia.
YBĐT - Khai Trung là một trong những xã có diện tích gieo trồng cây đậu trương lớn của huyện Lục Yên (Yên Bái). Những năm qua, xã đã phát huy được lợi thế về tiềm năng đất đai hình thành rõ nét vùng chuyên canh gieo trồng cây đậu tương.
YBĐT - Từ Nghĩa Lộ, vượt qua đỉnh Pú Lo theo con đường lổn nhổn đất đá do đang được thi công, chúng tôi vào Nghĩa Sơn - một xã vùng cao của huyện Văn Chấn.
YBĐT - Mấy năm về trước xã Yên Thái, huyện Văn Yên (Yên Bái), vốn là một xã nghèo của huyện. Song, nhờ sự lãnh chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự nỗ lực của bà con nhân dân thông qua nhiều giải pháp tích cực trong phát triển kinh tế xã hội, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, cái đói, cái nghèo đang từng ngày lùi xa.