Sẽ có 3 đoàn công tác kiểm tra tình hình giá cả trước Tết Nguyên đán

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/1/2025 | 8:35:40 AM

Bộ Tài chính sẽ nỗ lực phối hợp với các cơ quan có liên quan để đảm bảo kiềm chế lạm phát trong năm 2025, trước mắt là điều hành giá cả hàng hóa, bình ổn giá dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tăng cường quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết (Ảnh minh họa)
Tăng cường quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với năm 2023, tức là dưới ngưỡng cho phép của Quốc hội. Đây cũng là mức lạm phát phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, là điểm sáng trong kết quả phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2024. Theo đánh giá chung, công tác quản lý giá năm 2024 đã đạt thành công nhất định, tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong việc điều hành giá năm 2025.

"Ngoài yếu tố tác động bên ngoài, nội tại có nhóm hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ tăng giá, như nhiên liệu, vật liệu xây dựng… Bộ Tài chính đã có chỉ thị về công tác điều hành giá đầu năm 2025, nhất là dịp Tết Nguyên đán này”, ông Phạm Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính nhìn nhận.

Ông Phạm Văn Bình cho biết, ngay cuối tuần này (đến trước Tết Nguyên đán) sẽ bắt đầu tổ chức 3 đoàn công tác đi nắm bắt tình hình giá cả thị trường tại 3 miền Bắc, Trung và Nam, để từ đó có báo cáo và xây dựng giải pháp cụ thể về điều hành giá, bình ổn giá trong dịp tết Nguyên đán này.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cũng đánh giá, cần sự chung tay của toàn xã hội trong công tác điều hành giá cả hàng hóa, bình ổn giá, góp phần kiềm chế lạm phát trong năm 2025.

"Tâm lý của xã hội, của người dân, của doanh nghiệp là rất quan trọng, tác động vào kết quả của chỉ số này năm 2025 thì truyền thông giữ vai trò trọng yếu để chúng ta thực hiện nhiệm vụ này. Bên cạnh các giải pháp về kinh tế vĩ mô, về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, thì truyền thông nhìn nhận và ủng hộ thực hiện nhiệm vụ này. Còn về điều hành giá, các mặt hàng thiết yếu... Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành sẽ cùng cố gắng”, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết.

Theo Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, để góp phần kiềm chế lạm phát trong năm 2025, sẽ chủ động và hài hòa về chính sách tài chính, kết hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ để thực hiện điều hành giá và quản lý tốt tình hình giá cả thị trường. Trong đó, sẽ sử dụng linh hoạt và phù hợp các công cụ quản lý điều hành giá, từ bình ổn giá, định giá, kê khai giá, niêm yết giá… Đồng thời, áp dụng công nghệ thông tin trong dự báo giá, tổng hợp thông tin đạt hiệu quả cao nhất, tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về giá cả thị trường.

(Theo VOV)

Các tin khác
Giá vàng thế giới chưa dừng đà tăng.

Giá vàng hôm nay (9-1) tiếp tục đi lên trong bối cảnh nhà đầu tư tăng sức mua, sau khi Trung Quốc tăng thêm dự trữ vàng.

Cán bộ Chi cục Thuế khu vực Trấn Yên - Văn Yên trao đổi công tác chuyên môn.

Năm 2024, Chi cục Thuế khu vực Trấn Yên - Văn Yên được giao thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 771 tỷ đồng. Trong đó, huyện Trấn Yên 327,5 tỷ đồng, huyện Văn Yên 383,5 tỷ đồng. Tuy rất nỗ lực nhưng đến ngày 31/12/2024, Chi cục mới thực hiện được 544 tỷ đồng, bằng 77% dự toán tỉnh giao, bằng 95% so với cùng kỳ.

Giá điện có thể tiếp tục tăng để bù chi phí lỗ từ các năm trước.

Tổng kết hết năm 2024, ngành điện hân hoan báo tin đã thoát lỗ và có lợi nhuận. Tuy vậy, giá điện cũng được dự báo sẽ tăng trong năm nay khiến người dân và doanh nghiệp lại phập phồng, thấp thỏm.

Giá vàng nhẫn cao hơn vàng miếng SJC.

Sáng nay (8/1), giá vàng trong nước tăng trở lại theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh hơn vàng miếng SJC.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục