Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Châu Quế Hạ
- Cập nhật: Thứ năm, 24/1/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Châu Quế Hạ là xã vùng cao khó khăn của huyện Văn Yên (Yên Bái), thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khoá XVI, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế, Châu Quế Hạ đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.
Người dân Châu Quế Thượng vận chuyển quế đi tiêu thụ. (Ảnh: THanh Hương)
|
Với diện tích 101 ha ruộng nước, xã đã chỉ đạo sát sao tới từng thôn bản, từng hộ dân, đưa giống ngắn ngày, năng suất cao vào gieo cấy, nên năng suất lúa luôn đạt bình quân 50 tạ/ha/vụ. Cùng với cây lúa, xã đã điều chỉnh cơ cấu trà vụ hợp lý; nhân dân đưa các giống ngô lai vào gieo cấy trên đất 2 vụ lúa và đất màu soi bãi; hàng năm đạt 200 ha, năng suất bình quân đạt 30 tạ / ha, góp phần đưa tổng sản lượng lương thực hàng năm toàn xã lên 13.250 tấn, lương thực bình quân đạt 410 kg/ người/ năm.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Hoàng Văn Vịnh- Chủ tịch UBND xã cho biết: “Châu Quế Hạ có lợi thế là xã trung tâm vùng 3 của huyện, những năm gần đây, đời sống của nhân dân của xã đã được nâng lên một cách rõ rệt. Thực hiện kế hoạch của huyện, xã đã đưa cây sắn cao sản vào trồng với diện tích trên 550 ha, cây sắn đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ gia đình, có nhà thu tới 50 đến 60 triệu đồng tiền sắn mỗi năm. Cùng với cây sắn, hiện có khoảng 300 ha mía, mỗi năm người dân đưa ra thị trường tiêu thụ khoảng 260 đến 300 tấn đường mật. Cùng với các loại cây trên, hàng năm xã vận động các hộ trồng khoảng 40 ha quế mỗi năm, toàn xã hiện có gần 500 ha quế, trong đó trên 300 ha trên 10 tuổi”.
Ở Châu Quế Hạ đã và đang xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông - lâm gắn với dịch vụ hàng hoá rất đa dạng. Hiện tại, xã có 4 cơ sở sản xuất gạch, 1 điểm dịch vụ khai thác cát sỏi, 8 cơ sở mộc chế biến gỗ, 3 xưởng cơ khí nhỏ và gần 80 điểm hàng quán, bán vật tư nông nghiệp, dịch vụ may mặc... Việc mở mang ngành nghề, đã thu hút hàng 100 lao động lúc nông nhàn, thu nhập từ 500 đến 700 ngàn đồng/ người/ tháng.
Trên địa bàn xã cũng hình thành nhiều mô hình chăn nuôi theo, như khu chăn nuôi trâu bò ở thôn Nhẻo, thôn Ngọc Châu; nuôi lợn ở thôn Châu Tự, Ngọc Châu; nuôi cá ở thôn Đức Lý... Để tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, Châu Quế Hạ đã được Nhà nước quan tâm đầu tư 2 trường học mới trị giá 1,6 tỷ đồng; xây dựng trên 20 km đường dây hạ thế cùng trạm biến áp trị giá trên 4 tỷ đồng; cứng hoá 5,2 km kênh mương nội đồng...
Hiện nay, Châu Quế Hạ tiếp tục xây dựng 2 khu vực kinh tế, là khu Nhược- Mộ- Khe Bành với mô hình lúa, chăn nuôi và quế; khu Pha- Trạc- Nhẻo với mô hình sắn, mía, lúa, cây ăn quả và chăn nuôi. Việc tạo ra mô hình kinh tế vùng miền là điều kiện tốt để kinh tế của Châu Quế Hạ có những bước bứt phá cho những năm tiếp theo.
Thái Hưng
Các tin khác
YBĐT - Là xã vùng 3 của huyện Văn Chấn (Yên Bái) với 560 hộ dân, trước đây Nậm Lành gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, tỷ lệ hộ nghèo luôn ở mức cao so với các xã trong huyện.
YBĐT - Là huyện vùng thấp, diện tích đất lâm nghiệp nhiều, trên 50.000 ha, song do địa hình chia cách, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sinh sống không tập trung, ở những xã vùng sâu, cao của huyện đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu lương thực luôn là vấn đề bức xúc với đời đồng của đồng bào, ngoài diện tích canh tác lúa nước hàng năm ít, sau mỗi vụ mùa, đồng bào thiểu số vùng cao lại tìm mảnh đất tốt để phát nương làm rẫy.
YBĐT - Vào những ngày cuối năm, chúng tôi lên huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và đây cũng là dịp người Mông đón tết riêng của mình. Vào thời điểm này cũng là lúc gió Lào thổi mạnh và có nhiều đợt rét đậm nên các cánh rừng lá rụng ào ào.
YBĐT - Năm 2007, mặc dù có nhiều tác động không nhỏ của thời tiết, dịch bệnh, tình hình giá cả trong nước quốc tế luôn biến động không ngừng, song UBND huyện Lục Yên (Yên Bái) đã xây dựng chương trình công tác năm.