Nông dân huyện Lục Yên: Tích cực xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Với bản chất lao động cần cù sáng tạo, 5 năm qua, nông dân Lục Yên đã nhạy bén tiếp thu tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất để khai thác tiềm năng đất đai, lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.

Đặc sản khoai tím Lục Yên.
Đặc sản khoai tím Lục Yên.

Sau 5 năm thực hiện nghị quyết của Đảng và nghị quyết Đại hội Hội Nông dân huyện Lục Yên (Yên Bái) lần thứ VII, các cấp Hội Nông dân huyện Lục Yên đã tập trung củng cố tổ chức Hội; vận động nông dân nêu cao vai trò nòng cốt trong các phong trào thi đua phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình và làng xã văn hóa, tham gia đảm bảo quốc phòng an ninh và xây dựng nông thôn mới, đóng góp quan trọng vào thành tựu xây dựng và phát triển của địa phương.

Với bản chất lao động cần cù sáng tạo, 5 năm qua, nông dân Lục Yên đã nhạy bén tiếp thu tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất để khai thác tiềm năng đất đai, lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.

Mặc dù còn nhiều trở ngại về thời tiết, dịch bệnh và giá cả thị trường nhưng sản xuất nông nghiệp của nông dân huyện Lục Yên những năm qua vẫn giữ vững nhịp độ tăng trưởng cả về dện tích, năng suất, tổng sản lượng và tổng đàn. Năng suất lúa năm 2007 đạt 47 tạ/ha/vụ, tăng 4,6 tạ/ha so với năm 2002, sản lượng lương thực có hạt đạt 41.663 tấn, bình quân lương thực đầu người 400kg/năm.

Trong sản xuất nông nghiệp đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa như: vùng lạc 1.000 ha, vùng trồng khoai tím trên 300 ha, vùng  đậu tương gần 1000 ha, vùng sản xuất giống lúa lai F1 quy mô 20 ha.

5 năm qua, nông dân Lục Yên đã xóa xong 800 ha ruộng 1 vụ, trở thành ruộng 2 vụ ổn định, đưa diện tích trồng cây vụ 3 lên trên 1.200ha. Cây chè ngày càng phát triển, mở rộng, mang lại nguồn thu đáng kể cho nông dân trong vùng dự án trồng chè. Chăn nuôi gia súc gia cầm phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn, tổng đàn gia súc tăng bình quân mỗi năm 3,8%.

Đặc biệt là chủ trương nuôi bò bán công nghiệp đã được thực hiện hiệu quả và đàn bò năm 2007 đã có trên 3.700 con tăng 75% so với năm 2002. Phát huy thế mạnh của địa phương có tiềm năng đất rừng, ngày càng có nhiều hộ nông dân phát triển kinh tế vườn rừng, gắn trồng rừng với phát triển vùng nguyên liệu giấy sợi, đưa tỷ lệ tàn che của rừng từ 47% năm 2002 lên 58% năm 2007.

Cùng với thi đua đẩy mạnh sản xuất để phát triển kinh tế gia đình, nông dân huyện Lục Yên đã hăng hái hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả việc xây dựng hạ tầng cơ sở theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Các cấp Hội vận động hội viên nêu cao ý chí tự lực tự cường, tích cực đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, làm cho bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới.

Đến nay, tất cả các xã từ vùng thấp đến vùng cao đều có đường ô tô đến trung tâm xã, đường thôn bản được mở rộng, nâng cấp, trường học, trụ sở xã và trạm y tế xây dựng kiên cố, xã nào cũng có điện, có đài truyền thanh, sóng truyền hình và điểm bưu điện văn hóa, nhiều xã có công trình thủy lợi và nước sinh hoạt phục vụ kịp thời cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Nông dân Lục Yên cũng là lực lượng đông đảo nhất tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đến nay, toàn huyện có 3 xã và gần 200 thôn bản ra mắt làng - xã văn hóa, có 1 xã gần 100 làng văn hóa đã được công nhận đủ tiêu chuẩn. Năm 2007, có 11.284 hộ hội viên chiếm tỷ lệ 95% hộ hội viên nông dân được công nhận gia đình văn hóa. Đến nay tỷ lệ hội viên nông dân nghèo chỉ còn 27,15% so với tổng số hộ nghèo trong huyện.

Có được kết quả trên là do các cấp Hội Nông dân đã bám sát định hướng lãnh đạo, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương và sự chỉ đạo của tổ chức hội cấp trên. Xác định rõ vị trí của tổ chức Hội và vai trò của nông dân trong thực hiện nhiệm vụ ở từng cơ sở.

Với 83% số hộ và 81% lao động là nông dân, với tỷ trọng thu nhập chiếm 47,72% từ sản xuất nông lâm nghiệp, điều đó khẳng định ở huyện Lục Yên sản xuất nông lâm nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chủ yếu. Vì thế, xây dựng tổ chức Hội Nông dân, vận động nông dân và phát huy vai trò của nông dân được xác định là nhiệm vụ qua trọng hàng đầu không chỉ của các cấp hội nông dân mà còn là của cả hệ thống chính trị.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng và tuyên truyền vận động nông dân trong nhiệm kỳ qua đã tập trung làm rõ nhận thức đó, giúp cho cán bộ, hội viên và nông dân nâng cao ý thức chính trị, củng cố niềm tin, phát huy quyền làm chủ đề xây dựng tổ chức hội và giai cấp nông dân vững mạnh. Cũng do làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động nên 5 năm qua toàn huyện kết nạp thêm 3.546 hội viên nông dân, củng cố hoạt động của 304 chi hội, 74 tổ hội thuộc 24 cơ sở hội ở các xã, thị trấn. Trong nhiệm kỳ có 96% cơ sở hội vững mạnh và khá, chỉ còn 1 cơ sở trung bình, không có cơ sở hội yếu kém.

Để duy trì và thúc đẩy các phong trào thi đua trong nông dân, các cấp hội đã thường xuyên phối hợp với cơ quan, ban, ngành chức năng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân. Trong nhiệm kỳ qua, Hội Nông dân các cấp đã phối hợp với khuyến nông và khuyến công mở 413 lớp chuyển giao KHKT trồng trọt và chăn nuôi cho 20.709 lượt hội viên, mở 4 lớp dạy nghề cho 150 hội viên, tổ chức các cuộc hội thảo đầu bờ, thăm quan mô hình trình diễn và các điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi, thu hút hàng nghìn lượt hội viên tham gia.

Thực hiện sự chỉ đạo và hướng dẫn của Hội Nông dân huyện, các tổ chức Hội cơ sở đứng ra tín chấp và ký cam kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung ứng cho nông dân trên 7200 tấn phân vô cơ, trên 14.000 tấn giống ngô, lúa và 11 tấn cá giống các loại. Các cấp Hội cơ sở còn lập ra 434 tổ vay vốn thu hút 8291 hội viên tham gia, 5 năm qua các đối tượng nông dân đã vay trên 32 tỷ đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách Xã hội, tạo điều kiện cho hội viên nông dân phát triển sản xuất.

Ngoài ra, hội viên còn phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cho vay không tính lãi 335 triệu đồng, 22.730 cây giống lâm nghiệp, 2854 con giống gà vịt, lợn, 11,3 tấn giống ngô và lúa, giúp 8141 ngày công lao động trong những lúc thu hoạch ngày mùa. Nhờ đó, đến nay đã có 713 hộ hội viên thoát nghèo, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống 29,13%. Bộ mặt nông thôn ở Lục Yên ngày càng đổi thay theo chiều hướng đi lên.

Bùi Văn Tòng

Các tin khác
Diễn tập ứng phó phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Trấn Yên.

UBND tỉnh yêu cầu tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là các khu vực trọng điểm; sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về lực lượng, trang thiết bị chữa cháy, thông tin điểm cháy, công tác chỉ huy khi có cháy rừng lớn xảy ra; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp và dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng...

Người dân xã Minh Quân, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây dâu.

3 tháng đầu năm, người dân Trấn Yên đã trồng mới được 90 ha, bằng 58,5% kế hoạch năm, nâng tổng diện tích dâu toàn huyện lên 999 ha.

Các đại biểu dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Yên Bái

Sáng 23/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến về giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể.

Số lượng vàng trúng thầu khoảng 20% khối lượng Ngân hàng Nhà nước mang ra đấu giá.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 23/4 với 2 thành viên trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng SJC...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục