Giá thép: Phía Nam đòi tăng, phía Bắc báo giảm

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/5/2008 | 12:00:00 AM

Một “nghịch cảnh” về giá đang diễn ra trên thị trường thép Việt Nam.

Đó là trong khi các doanh nghiệp sản xuất phía Bắc thông báo giảm giá, một số doanh nghiệp phía Nam lại có văn bản xin được tăng giá.

Đầu tháng 5, Vinakyoei có văn bản gửi Hiệp hội Thép (VSA), Bộ Công Thương và Văn phòng Chính phủ xin được tăng giá thép lên mức 2 triệu đồng/ tấn, áp dụng từ ngày 13/5 hoặc 15/5. Cùng lúc đó, VSA cho biết đã nhận được thông báo từ các doanh nghiệp sản xuất thép phía Bắc (Thép Việt Úc, VPS, Việt Hàn…) báo giảm giá thép khoảng 200.000 - 300.000 đồng/tấn.

Theo VSA, trong tháng 4/2008, do giá thép không tăng, cộng với việc các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ việc cho vay vốn nên tiêu thụ thép có xu hướng chững lại và giảm so với tháng 3. Tiêu thụ thép toàn Hiệp hội tháng 4 chỉ đạt 256.174 tấn, giảm tới 32,2% so tháng 3.

Nhưng mức tiêu thụ thép tại thị trường phía Bắc và phía Nam đang có sự khác biệt. Số liệu thống kê của VSA cho thấy: tính riêng tiêu thụ thép của khối doanh nghiệp VN Steel trong tháng 4, trong khi thị trường miền Bắc chỉ tiêu thụ 18.199 tấn thì tại thị trường miền Nam sức tiêu thụ lên tới 46.820 tấn. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với tiêu thụ thép của khối doanh nghiệp liên doanh với VSC, tuy mức chênh không nhiều: miền Bắc tiêu thụ 29.905, miền Nam là 30.210 tấn.

Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch VSA phân tích, chênh lệch về mức tiêu thụ thép chính là nguyên nhân dẫn tới việc xuất hiện kiến nghị trái chiều từ doanh nghiệp 2 miền. Doanh nghiệp sản xuất thép phía Bắc báo giảm giá nhằm kích cầu, trong khi doanh nghiệp phía Nam xin tăng giá do sức mua của thị trường đang tốt.

Tuy nhiên, ông Cường cũng khẳng định: kiến nghị xin được tăng giá thép của Vinakyoei nói riêng cũng như của một số doanh nghiệp sản xuất thép phía Nam nói chung sẽ khó được chấp thuận.

Nguyên nhân thứ nhất, theo ông, là ngành thép đang nỗ lực thực hiện chỉ thị của Chính phủ về việc giữ giá tới hết tháng 6. Thứ hai, trong khi các doanh nghiệp phía Bắc đang giảm giá, nếu cho phép các doanh nghiệp phía Nam tăng giá thì rất có thể sẽ xuất hiện tình trạng thép từ phía Bắc tràn vào Nam, điều này dễ khiến tiêu thụ thép của cả hai miền cùng chậm.

Dự báo về sức mua của thị trường cũng như diễn biến giá cả thị trường thép những tháng tới, đặc biệt thời điểm sau tháng 6, ông Phạm Chí Cường dự báo thị trường thép trong tháng 5 và tháng 6 sẽ không thiếu hàng, căn cứ theo báo cáo về lượng phôi đã nhập về để dự trữ của các công ty thép trong tháng 5 và tháng 6, cộng với lượng phôi thép sản xuất trong nước. 

(Theo VnEconomy)

Các tin khác

Giá lúa, gạo tại ĐBSCL đang tiếp tục sụt giảm từ 200-400 đồng/kg so với những ngày đầu tháng 5-2008. Ngày 11-5, giá lúa thường được thương lái thu mua với giá 5.200-5.400 đồng/kg, lúa chất lượng cao 5.500-5.700 đồng/kg, lúa thơm Jasmine 6.500 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu cũng giảm.

Bộ Tài chính vừa ra quyết định tăng thuế đối với mặt hàng ôtô đã qua sử dụng. Theo đó, biểu thuế mới sẽ được áp dụng cho các tờ khai hải quan từ ngày 13/5.

Cán bộ Đội Kiểm lâm cơ động tỉnh đo gỗ tịch thu. (Ảnh: T.P)

YBĐT - Năm 2005, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã kiện toàn, củng cố, thành lập Đội Kiểm lâm cơ động và phòng chống cháy rừng.

Đặc sản khoai tím Lục Yên.

YBĐT - Với bản chất lao động cần cù sáng tạo, 5 năm qua, nông dân Lục Yên đã nhạy bén tiếp thu tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất để khai thác tiềm năng đất đai, lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục