Giá thép: Phía Nam đòi tăng, phía Bắc báo giảm

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/5/2008 | 12:00:00 AM

Một “nghịch cảnh” về giá đang diễn ra trên thị trường thép Việt Nam.

Đó là trong khi các doanh nghiệp sản xuất phía Bắc thông báo giảm giá, một số doanh nghiệp phía Nam lại có văn bản xin được tăng giá.

Đầu tháng 5, Vinakyoei có văn bản gửi Hiệp hội Thép (VSA), Bộ Công Thương và Văn phòng Chính phủ xin được tăng giá thép lên mức 2 triệu đồng/ tấn, áp dụng từ ngày 13/5 hoặc 15/5. Cùng lúc đó, VSA cho biết đã nhận được thông báo từ các doanh nghiệp sản xuất thép phía Bắc (Thép Việt Úc, VPS, Việt Hàn…) báo giảm giá thép khoảng 200.000 - 300.000 đồng/tấn.

Theo VSA, trong tháng 4/2008, do giá thép không tăng, cộng với việc các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ việc cho vay vốn nên tiêu thụ thép có xu hướng chững lại và giảm so với tháng 3. Tiêu thụ thép toàn Hiệp hội tháng 4 chỉ đạt 256.174 tấn, giảm tới 32,2% so tháng 3.

Nhưng mức tiêu thụ thép tại thị trường phía Bắc và phía Nam đang có sự khác biệt. Số liệu thống kê của VSA cho thấy: tính riêng tiêu thụ thép của khối doanh nghiệp VN Steel trong tháng 4, trong khi thị trường miền Bắc chỉ tiêu thụ 18.199 tấn thì tại thị trường miền Nam sức tiêu thụ lên tới 46.820 tấn. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với tiêu thụ thép của khối doanh nghiệp liên doanh với VSC, tuy mức chênh không nhiều: miền Bắc tiêu thụ 29.905, miền Nam là 30.210 tấn.

Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch VSA phân tích, chênh lệch về mức tiêu thụ thép chính là nguyên nhân dẫn tới việc xuất hiện kiến nghị trái chiều từ doanh nghiệp 2 miền. Doanh nghiệp sản xuất thép phía Bắc báo giảm giá nhằm kích cầu, trong khi doanh nghiệp phía Nam xin tăng giá do sức mua của thị trường đang tốt.

Tuy nhiên, ông Cường cũng khẳng định: kiến nghị xin được tăng giá thép của Vinakyoei nói riêng cũng như của một số doanh nghiệp sản xuất thép phía Nam nói chung sẽ khó được chấp thuận.

Nguyên nhân thứ nhất, theo ông, là ngành thép đang nỗ lực thực hiện chỉ thị của Chính phủ về việc giữ giá tới hết tháng 6. Thứ hai, trong khi các doanh nghiệp phía Bắc đang giảm giá, nếu cho phép các doanh nghiệp phía Nam tăng giá thì rất có thể sẽ xuất hiện tình trạng thép từ phía Bắc tràn vào Nam, điều này dễ khiến tiêu thụ thép của cả hai miền cùng chậm.

Dự báo về sức mua của thị trường cũng như diễn biến giá cả thị trường thép những tháng tới, đặc biệt thời điểm sau tháng 6, ông Phạm Chí Cường dự báo thị trường thép trong tháng 5 và tháng 6 sẽ không thiếu hàng, căn cứ theo báo cáo về lượng phôi đã nhập về để dự trữ của các công ty thép trong tháng 5 và tháng 6, cộng với lượng phôi thép sản xuất trong nước. 

(Theo VnEconomy)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục