Yên Bái: Ngân hàng góp sức vào công cuộc chống lạm phát

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Là địa phương có nền kinh tế chưa phát triển và sôi động, hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn còn nhỏ lẻ, doanh số chưa cao nhưng đứng trước nguy cơ lạm phát cao và thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Yên Bái đã có nhiều quyết sách nhằm tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiết kiệm...

Thắt chặt tiền tệ, tiết kiệm chi tiêu là biện pháp hiệu quả kiềm chế lạm phát.
Thắt chặt tiền tệ, tiết kiệm chi tiêu là biện pháp hiệu quả kiềm chế lạm phát.

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra hàng loạt các quyết định nhằm cụ thể hóa Công văn 319 của Chính phủ, trong đó Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (các ngân hàng phải dành một khoản vốn đáng kể gửi tại Ngân hàng Nhà nước và số tiền này không được tính lãi).

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước bắt buộc các 41 ngân hàng thương mại phải mua trái phiếu ngân hàng với tổng số tiền lên đến  23 nghìn tỷ đồng và với lãi suất thấp. Cùng với đó là hàng loạt các biện pháp thanh tra, kiểm tra hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhất là kiểm tra chất lượng tín dụng.

Có thể nói, các quy định bắt buộc này lập tức tác động đến hoạt động của hệ thống các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhân dân, trong đó đáng kể nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần mới thành lập. Nguồn vốn bỗng nhiên bị thiếu hụt nặng nề, không đáp ứng được các quy định của Ngân hàng Nhà nước sẽ bị xử lý theo những chế tài rất khắt khe.

Và để đảm bảo duy trì hoạt động theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thống đốc, các ngân hàng thương mại không còn cách nào khác là buộc phải tăng lãi suất huy động tiền gửi. Bắt đầu là các ngân hàng thương mại cổ phần ở các thành phố lớn nhích dần lãi suất tiền gửi tiết kiệm từ 0,55 đến 0,67 rồi 1%, đỉnh điểm là trên 1%.

Cuộc đua lãi suất của các ngân hàng đã kéo theo sự nhộn nhịp của người dân đem tiền nhàn rỗi đi gửi. Những câu chuyện như: vừa mang tiền gửi ở ngân hàng này xong ra đến đường nhận được thông tin ngân hàng kia lãi suất cao hơn nên quay lại rút luôn; khách hàng đòi làm giá (đàm phán lãi suất) với ngân hàng khi đi gửi tiền; người dân xếp hàng dài, rồi cãi nhau tranh gửi tiền tiết kiệm đã diễn ra.

Các ngân hàng trên địa bàn khống chế tăng trưởng tổng dư nợ ở mức 25% trong năm 2008.

Là địa phương có nền kinh tế chưa phát triển và sôi động, hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn còn nhỏ lẻ, doanh số chưa cao nhưng đứng trước nguy cơ lạm phát cao và thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Yên Bái đã có nhiều quyết sách nhằm tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiết kiệm...

Đối với nền tài chính, tiền tệ, hệ thống các ngân hàng đã kịp thời điều chỉnh các mức lãi suất cho phù hợp với tình hình chung: Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng hạn chế cho vay tiêu dùng và không cho vay các dự án chưa thật sự hiệu quả; quyết tâm khống chế tăng tổng dư nợ ở mức 25% trong năm 2008, đồng thời các phòng chức năng của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Yên Bái đã tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động của các ngân hàng thương mại và các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.

Theo số liệu báo cáo, đến hết tháng 4 năm 2008, số tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã tăng thêm 13% so với đầu năm, với số tuyệt đối là trên 100 tỷ đồng; tốc độ tăng dư nợ trên 7%, tương đương trên 200 tỷ đồng. Riêng tháng 4 năm 2008 số dư nợ của các ngân hàng tăng thêm hơn 70 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng 40 tỷ, Ngân hàng Chính sách xã hội tăng 30 tỷ, các quỹ tín dụng nhân dân tăng thêm 2 tỷ, riêng Ngân hàng Đầu tư - Phát triển không tăng.

Theo công bố mới nhất của Chính phủ, lạm phát đã giảm từ 2,99% tháng 3 xuống còn 2,2% tháng 4. Đây là những tín hiệu hết sức đáng mừng. Điều đó có được từ sự quyết tâm rất cao của Chính phủ và các địa phương, hàng loạt các biện pháp đã được triển khai, trong đó có biện pháp thắt chặt tiền tệ.

Theo dự báo, đến năm 2010 lạm phát mới quay trở về một con số, như vậy tình hình kinh tế còn khó khăn, cuộc sống người dân còn nhiều vất vả. Góp sức cùng Chính phủ, chia sẻ gánh nặng với đất nước là trách nhiệm của tất cả mọi người mà trước mắt là chấp nhận mức lãi suất cao khi vay ngân hàng là một thí dụ.

Lê Phiên

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục