Tỷ giá VND/USD tăng, thêm bất lợi

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/5/2008 | 12:00:00 AM

Sau đợt biến động tuần đầu tiên của tháng 5, tỷ giá VND/USD tiếp tục lên những mốc mới và có những dấu hiệu bất lợi.

Hiện các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục có nhu cầu mua ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước.
Hiện các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục có nhu cầu mua ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước.

Mở cửa ngày giao dịch hôm nay (14/5), giá bán ra của các ngân hàng thương mại đồng loạt lên mức mới, tăng thêm 7 VND so với ngày hôm qua. Đây là mức tăng bình thường qua mỗi ngày giao dịch, nhưng được cộng dồn và đẩy mức tăng chung từ đầu tháng lên cao.

Cụ thể, tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, giá USD bán ra của các ngân hàng đã bất ngờ tăng mạnh thêm 20 VND, định hình đợt biến động mạnh thứ hai kể từ đầu năm. Và đến thời điểm này, tỷ giá VND/USD đã tăng tới 40 VND so với thời điểm trước kỳ nghỉ lễ nói trên.

Hiện giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại đã lên tới 16.165 VND; trên thị trường tự do, mức bán ra là 16.450 VND. Nếu so với mức thấp nhất kể từ đầu năm (15.300 VND), tỷ giá trên thị trường tự do đã tăng tới 150 VND).

Những biến động trên diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, từ đầu tháng 5 trở lại đây, cho thấy có sự xáo trộn mạnh trong cung – cầu ngoại tệ trên thị trường.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, trong tuần trước, cung – cầu ngoại tệ trên thị trường đã có dấu hiệu “chưa cân bằng, cầu ngoại tệ có xu hướng tăng”. Và xu hướng đó đang tiếp tục thể hiện.

Nguyên nhân trực tiếp vẫn là nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu. Với diễn biến của tỷ giá hiện nay, bất lợi đang thể hiện rõ khi chi phí nhập khẩu hàng hóa, thiết bị… đang đắt đỏ hơn. Lực cầu này đã và đang mạnh lên khi nhập siêu từ đầu năm đã lên tới con số 11 tỷ USD. Con số này cũng đang tạo áp lực bất lợi đối với dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước, dù cơ quan này tiếp tục phát thông điệp hỗ trợ bán ra ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại khó khăn.

Có một diễn biến đáng chú ý là dù được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ, nhưng nguồn lực chính là khả năng huy động của các ngân hàng thương mại đang có dấu hiệu chậm lại. Trong 4 tháng đầu năm, số dư tiền gửi ngoại tệ của hệ thống ước tăng 1,73%, cao hơn mức tăng của tiền gửi VND, nhưng tính chung tốc độ tăng tổng số dư tiền gửi vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2007 (5,39% so với 15,55%).

Một hạn chế khác là trong khi trần lãi suất thỏa thuận giữa các ngân hàng được tăng lên ở loại hình huy động VND nhưng với huy động USD vẫn được giữ nguyên.

Trở lại nguyên nhân tăng cầu ngoại tệ (chủ yếu là USD) trên thị trường, hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp còn được chú ý ở các doanh nghiệp kinh doanh vàng đầu mối. Thị trường cũng vừa ghi nhận một số kiến nghị tăng thuế và hạn chế nhập khẩu vàng để hạn chế nhập siêu, cũng gián tiếp giảm lực cầu ngoại tệ. Thủ tướng cũng vừa có ý kiến chính thức chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét về hạn mức nhập khẩu mặt hàng này để thực hiện mục tiêu giảm nhập siêu.

Ngoài ra, tiêu điểm cầu ngoại tệ hiện nay còn xuất phát từ hoạt động nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối. Sự thiếu cân bằng trong cung – cầu ngoại tệ trên thị trường, theo Ngân hàng Nhà nước, là do nhu cầu ngoại tệ phục vụ nhập khẩu xăng dầu gia tăng khi giá năng lượng trên thị trường quốc tế tăng mạnh.

Từ đầu tháng 5 trở lại đây, giá dầu trên thị trường thế giới tiếp tục leo thang gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối. Hiện giá dầu vẫn đang ở gần mốc 126 USD/thùng. Trong khi đó, tỷ giá VND/USD tăng càng khiến chi phí nhập khẩu của những doanh nghiệp này tăng cao. Bất lợi này càng tạo sức ép điều chỉnh giá bán lẻ trong nước và xa hơn là với mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Trước áp lực đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản số 4228/NHNN-TD yêu cầu các ngân hàng thương mại được phép hoạt động ngoại hối thực hiện một số nội dung nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng, dầu có đủ vốn và ngoại tệ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu xăng, dầu năm 2008.

Hiện các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục có nhu cầu mua ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước. Trước tình hình này, nhà điều hành tỷ giá cho biết sẽ tiếp tục thực hiện bán ngoại tệ hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, ổn định cung cầu ngoại tệ trên thị trường.

(Theo Vneconomy)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục