Ngành giao thông vận tải Yên Bái: Khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/8/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Do ảnh hưởng của của cơn bão số 4, mưa to liên tục kéo dài đã gây sạt lở, ngập lụt và ách tắc giao thông trên rất nhiều tuyến đường trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái.

Ngành Giao thông vận tải chỉ đạo các lực lượng san gạt các điểm sạt lở trên quốc lộ 70. (Ảnh chụp tại thôn 9, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình).
Ngành Giao thông vận tải chỉ đạo các lực lượng san gạt các điểm sạt lở trên quốc lộ 70. (Ảnh chụp tại thôn 9, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình).

Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải (GTVT), tính đến ngày 15/8, Yên Bái bị sụt lở trên 546.000 m3 ta luy dương, 57.377 m3 bị bồi lấp phù sa, bùn, 32 vị trí bị sụt ta luy âm, hư hỏng 7 công trình thoát nước, 20 đập tràn, 273 cống thoát nước và 30 cầu, cầu tạm các loại... Tổng thiệt hại ước khoảng 107 tỷ đồng, trong đó các tuyến quốc lộ 32, 37, 32C thiệt hại là 20 tỷ đồng, tỉnh lộ là 30 tỷ đồng và thiệt hại trên hệ thống đường giao thông nông thôn là 57 tỷ đồng.

Trước những thiệt hại do mưa lũ gây ra, để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi và ổn định cuộc sống, ngành GTVT tỉnh đã huy động tối mọi phương tiện, máy móc tích cực phối hợp với các địa phương tập trung triển khai các phương án hướng dẫn, phân luồng và khẩn trương khắc phục tại chỗ những điểm sụt lở, đảm bảo cho người và phương tiện được an toàn. Tính đến nay, các điểm sụt lở tại Km237 + 250, Km 231 + 900,

Km 261 + 250, Km 267 + 250, Km 270 + 100 trên quốc lộ 32; Km 241 - Km  247 + 600, Km 244 ... trên quốc lộ 37 đã hoàn thành việc thông xe bước I. Các tuyến tỉnh lộ như Yên Bái – Khe Sang; Mậu A – Tân Nguyên; Khánh Hoà - Minh Xuân; Yên Thế – Vĩnh Kiên; Cẩm Ân – Mông Sơn; Hợp Minh – Mỵ và các tuyến đường giao thông nông thôn mặc dù bị sạt lở, bồi lấp phù sa, bùn với khối lượng lớn, nhiều hệ thống công trình thoát nước bị trôi, xói lở gây ách tắc giao thông kéo dài hiện nay cũng đã được khắc phục và thông tuyến.

Ông Đỗ Văn Dự – Phó giám đốc Sở GTVT, Phó ban chỉ huy phòng chống bão lũ của ngành cho biết: “Ngay sau khi nhận được tin mưa lũ gây sụt lở nghiêm trọng trên các tuyến đường, bên cạnh việc khẩn trương tổ chức lực lượng ứng cứu và di chuyển người dân đến nơi an toàn, Ban chỉ huy phòng chống bão lũ của ngành đã nhanh chóng tập trung phương tiện thiết bị xe máy, nhân lực chủ động phối hợp với các cấp uỷ, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục sạt lở tại chỗ, đảm bảo giao thông trong thời gian nhanh nhất. Tại những điểm sụt ta luy, các đơn vị đang khẩn trương khắc phục và hiện nay đã hoàn thành việc thông xe bước I trên toàn tuyến. Tại các vị trí bị ngập úng, bị phù sa, bùn đất vùi lấp, ngành đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị bên cạnh việc tiếp tục tích cực thi công nạo vét bùn đất phải bố trí canh gác, rào chắn hướng dẫn và phân luồng giao thông, đảm bảo cho người dân và các phương tiện được an toàn”.

Tuyến Yên Thế – Vĩnh Kiên (tỉnh lộ 170, đoạn từ Km 28 – Km 72) là một trong những tuyến đường bị thiệt hại nặng nhất với gần 120 điểm sạt lở lớn nhỏ. Ông Nguyễn Mạnh Cường - cán bộ Phòng Kế hoạch Công ty Xây dựng và quản lý đường bộ II cho biết: “Tối ngày 8/8 khi mưa lớn kéo dài, hàng ngàn mét khối  đất đá đã sụt xuống vùi lấp lòng đường, chỉ tỉnh riêng đoạn từ Km 52 – Km 56 thuộc địa phận xã Yên Thành đã có gần 30 điểm sạt lở, cầu tạm Đát Hùng thuộc xã Cẩm Nhân cũng bị nước lũ làm sụt mố kè rọ thép. Để nhanh chóng khắc phục thiệt hại và đảm bảo giao thông, chúng tôi đã huy động 200 công nhân, 4 máy xúc 5 ôtô làm việc ngày đêm để vận chuyển, san gạt gần 130.000 m3 đất đá”. Sau 4 ngày làm việc khẩn trương của lực lượng công nhân và các địa phương tuyến đường Yên Thế – Vĩnh Kiên đã được thông xe.

Có thể nói, việc khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo giao thông đã và đang được ngành GTVT triển khai tổ chức khẩn trương và hiệu quả . Tuy nhiên, do khối lượng đất đá sạt lở và bị bùn đất bồi lấp là rất lớn, đặc biệt là trên các tuyến như: quốc lộ 32C, quốc lộ 37 (đoạn qua thành phố Yên Bái), tỉnh lộ 168 (Yên Bái – Văn Tiến), tỉnh lộ 166 ( Âu Lâu - Đông An), tỉnh lộ 163 (Yên Bái – Khe Sang), đường Cảng Hương Lý – Văn Phú, tỉnh lộ 171 (Khánh Hoà - Minh Xuân)...

Vì vậy, cùng với việc tích cực chỉ đạo khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, các địa phương và các cơ quan chức năng cần bổ sung nhân lực, vật liệu, phương tiện máy móc chung tay cùng ngành GTVT khắc phục thiệt hại, đảm bảo giao thông thông suốt an toàn.

Đức Thành

Các tin khác

Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới, 6 tháng đầu năm nay, cả thế giới tiêu thụ khoảng 177 tấn vàng, trong đó riêng Việt Nam tiêu thụ đến 56,8 tấn vàng.

Vì một số tin nón bảo hiểm thời trang không được lưu hành, mà các cửa hàng này ế ẩm.

Chưa hề có bất kỳ công văn nào cấm nón bảo hiểm thời trang không được lưu hành trên thị trường kể từ ngày 15.11.2008 (thời điểm mà Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) 02:2008 có hiệu lực với sản phẩm nón bảo hiểm dành cho người đi xe máy). Đó là khẳng định của ông Trần Văn Dũng, giám đốc trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, bộ Khoa học và công nghệ) ngày 21.8 với nhiều doanh nghiệp sản xuất nón bảo hiểm và báo giới.

Công ty sẽ tập trung khai thác vùng nguyên liệu quế Văn Yên.

YBĐT - Được chuyển sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp cổ phần hoá từ cuối năm 2004 trên cơ sở là một doanh nghiệp nhà nước, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Yên Bái đã có nhiều cố gắng để giữ vững sản xuất kinh doanh.

Công nhân Công ty Phân bón miền Nam (Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam) chuyển phân bón NPK xuống tàu, cung ứng cho nông dân các tỉnh ĐBSCL.

Văn phòng Chính phủ vừa phát công văn thông báo kết luận của Thủ tướng về hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty (TCT) nhà nước trong thời gian tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục